Thứ Tư, Tháng Năm 15, 2024
Trang chủCẩm nang cho mẹMỤN SỮA Ở TRẺ SƠ SINH KHI NÀO HẾT?

MỤN SỮA Ở TRẺ SƠ SINH KHI NÀO HẾT?

Mụn sữa là một trong những bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ. Thông thường, khi bị nổi mụn sữa trẻ sơ sinh sẽ tự khỏi sau một thời gian. Tuy nhiên, có một số trường hợp, tình trạng mụn sữa lại kéo dài. Vậy, mụn sữa ở trẻ sơ sinh khi nào hết? Hãy cùng mình tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh nổi mụn sữa

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh là tình trạng da liễu thường thấy, nhất là khi trẻ vừa chào đời khoảng 1 tháng. Mụn sữa này thì thường không có nhân mụn đầu đen hoặc nhân mụn hở. Mụn thường có màu trắng hay đỏ, kích thước rất nhỏ, xuất hiện ở da mặt, chủ yếu là vùng má, mũi, trán, cằm hay trên da đầu. Ngoài ra một số trẻ em còn mọc mụn sữa trên những bộ phận khác như ngực, cổ… Nếu cơ thể trẻ em quá nóng, dính nước bọt hay tiếp xúc với áo quần chất liệu quá thô ráp thì cũng có nguy cơ bị nổi mụn sữa.

Nguyên nhân bé sơ sinh nổi mụn sữa vẫn chưa được xác định rõ ràng. Nhưng hiện tại vẫn có một số giả thuyết cho rằng có sự liên quan giữa hormon từ mẹ hay trẻ đối với những nốt mụn này. Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra một số nguyên nhân gây mụn sữa như:

  • Những loại thuốc mà người mẹ sử dụng trong thai kỳ hay khi trẻ mắc bệnh ở độ tuổi sơ sinh;
  • Một số trẻ không bú sữa mẹ mà uống sữa bột thì cũng sẽ có khả năng dị ứng với thành phần đạm albumin trong sữa và gây nổi mụn;
  • Nếu thực đơn của mẹ lúc này chứa quá nhiều đồ ăn gây nóng cho cơ thể thì sẽ ảnh hưởng đến trẻ, vì hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển đầy đủ, dễ gây ra những rối loạn dẫn đến nổi mụn sữa;
  • Một bệnh lý khác cũng có thể dẫn đến nổi mụn sữa đó là phì đại tuyến bã.

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh khi nào hết?

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh có thể tự động hết trong vòng từ vài tuần đến vài tháng. Trong thời gian này thì bố mẹ cũng có thể áp dụng một số phương pháp sau để quá trình hết mụn được nhanh chóng hơn:

Điều nên làm :

  • Mẹ cần tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách. Tắm bé bằng nước sạch hoặc loại sữa tắm dành riêng cho trẻ nhỏ.
  • Giữ da trẻ luôn khô thoáng. Với những bé có cơ địa ra mồ hôi nhiều, bạn có thể dùng khăn vải mềm để lau cho trẻ thường xuyên.
  • Lựa chọn những loại trang phục với chất liệu mềm mịn, thoáng mát; thấm hút mồ hôi để mặc cho trẻ bị chàm sữa.
  • Rửa tay sạch sẽ trước khi tiếp xúc với bé.
  • Đảm bảo cho môi trường sống của trẻ sơ sinh luôn sạch sẽ, mát mẻ và thoáng mát.
  • Những mẹ đang cho con bú cần hạn chế dung nạp những thức ăn dễ gây dị ứng, đồ cay nóng để đảm bảo nguồn sữa mẹ chất lượng, không gây kích ứng cho trẻ.
  • Theo dõi thường xuyên biểu hiện của trẻ để có sự can thiệp kịp thời khi cần thiết.

Điều không nên làm 

  • Không chà xát hay nặn mụn cho trẻ. Điều này có thể tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập lên vết thương và gây nhiễm trùng khiến mụn lây lan trên diện rộng.
  • Không tự ý thoa các kem dưỡng da, kem trị mụn hoặc bất cứ thuốc gì lên mặt trẻ bị chàm sữa. Bởi lúc này da bé đang vô cùng nhạy cảm. Rất dễ bị kích ứng bởi các chất hóa học.
  • Không cho trẻ tiếp xúc với trường khói bụi, ô nhiễm, chứa nhiều vi khuẩn, nấm mốc.
  • Không ôm, hôn hoặc ủ ấm trẻ quá mức .

Cách điều trị mụn sữa

Nếu mụn sữa quá lâu bạn nên đưa trẻ đến gặp các bác sĩ da liễu để được thăm khám. Lúc này có thể sẽ phải dùng đến những loại thuốc trị mụn cho trẻ em theo liều lượng phù hợp.

Một số bé còn có thể tiến triển từ mụn sữa thành mụn mủ, đầu đen gây đau rất nhiều. Tình trạng này sẽ cần phải được điều trị với thuốc giảm đau, kháng sinh bôi hay uống tùy vào chỉ định cụ thể của bác sĩ điều trị.

Ngoài ra có nhiều người áp dụng các điều trị bằng phương pháp dân gian như:

Tắm nước hạt kê, hạt mùi:Rửa sạch hat kê, đổ vào nồi nước tắm cho bé và đun sôi, để nước tự nguội đến độ cần thiết, mẹ lấy khăn lọc bỏ hạt kê, lấy nước tắm nhẹ nhàng cho bé
Tắm lá sài đất, lá giềng:Đun lá và để nguội rồi tắm cho bé, không nên pha thêm nước lã để đạt được hiệu quả tốt nhất vì nước tắm bị loãng .

Điều trị bằng phương pháp dân gian tuy đơn giản, dễ làm lại tiết kiệm chi phí nhưng không đem lại hiệu quả triệt để. Chưa kể các loại lá có chứa thuốc trừ sâu, bụi bẩn, trứng côn trùng… khiến da bé bị kích ứng, nhiễm trùng. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo cha mẹ nên chú ý vấn đề vệ sinh khi áp dụng cách tắm lá để tránh kích ứng da bé.

(BigP_Tổng hợp)

- Advertisement -