Thứ Tư, Tháng Tư 17, 2024
Trang chủGia đình và Cuộc sốngXÂY DỰNG CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC LÀM VIỆC...

XÂY DỰNG CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC LÀM VIỆC NƠI CÔNG SỞ – VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

Cùng với sự phát triển của xã hội và hệ thống ngành nghề ngày càng đa dạng, phong phú, đạo đức nghề nghiệp cũng theo đó
thay đổi và dần đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển lành mạnh và bền vững của một lĩnh vực nghề
nghiệp nói riêng hay của một xã hội nói chung. Nơi công sở là một tập thể gắn kết với nhau trong công việc và hoạt động chung của công ty đơn vị đó. Vì thế sự tôn trọng lắng nghe nhau là điều hết sức cần thiết mà người ta gọi đó là “ đạo đức nghề nghiệp nơi công sở “.

Mỗi một ngành nghề khác nhau thường có một chuẩn mực đạo đức riêng biệt. Mỗi một công ty lại có một chuẩn mực đạo đức để phù hợp với văn hóa của công ty đó. Tuy nhiên, dù trong bất kỳ lĩnh vực nào đi nữa cũng cần có những chuẩn mực cơ bản hay các đặc thù chung dưới đây:

1. Trung thực

Trung thực luôn là điều tất yếu trong bất kì công việc nào.Trong bất kì mối quan hệ nào, bạn cũng cần phải có tính trung thực, không nên nói khoát về vị trí của mình, không nói quá khoa trương với đồng nghiệp nhất là trong công việc, rất có thể bạn sẽ làm cho đồng nghiệp không phục mà càng xa lánh bạn hơn.

2. Niềm tin và sự lạc quan

Đạo đức luôn gắn liền trong mỗi sự tiến bộ của cuộc sống mỗi người dù xã hội thay đổi thế nào cũng không thể thay thế được đạo đức nghề nghiệp, một người có tinh thần lạc quan và niềm tin sẽ tạo động lực để tập thể vượt qua khó khăn vươn tới thành công nhất định. Sự lạc quan luôn mang hứng thú và động lực giúp mỗi người để vượt qua mọi khó khăn.

3. Mối quan hệ với đồng nghiệp

Trong công việc, mối quan hệ đồng nghiệp là điều quan trọng nhất. Nó chẳng những làm cho mối quan hệ xã hội của bạn trở nên tốt đẹp hơn mà tình cảm đồng nghiệp cũng sẽ khắn khít hơn. Trong mối quan hệ này, bạn cần phải thận trọng trong cách cư xử cũng như lời nói hành động. Có thể bạn thì nghĩ đó là mối quan hệ bình thường nhưng với người khác nhìn vào họ sẽ thấy không phải như vậy. Vì vậy hãy giữ gìn mối quan hệ đồng nghiệp thật sự trong sáng lành mạnh, nó là thước đo giá trị đạo đức của con người và trong mối quan hệ với đồng nghiệp trong công sở.

4. Hành xử chuyên nghiệp

Hành xử chuyên nghiệp có phạm vi rất rộng, bao gồm tất cả những thứ từ ngoại hình cho đến cách bạn thể hiện trong công việc: ăn mặc phù hợp, cử xử đúng mực với đồng nghiệp, không tham gia vào các tin đồn, không tự ý nghỉ việc, không thay đổi giờ làm việc một cách ngẫu nhiên. Hành xử chuyên nghiệp còn được thể hiện ở việc tôn trọng đồng nghiệp và luôn làm việc hướng tới hình ảnh trung thực, chăm chỉ.

Việc luôn luôn đúng giờ sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt trong công việc. Hãy đến sớm trước giờ làm ít phút để đảm bảo khi đến giờ, bạn có thể sẵn sàng làm việc. Việc đi muộn có thể khiến sếp của bạn nghĩ rằng bạn thiếu trách nhiệm với công việc. Ngoài ra, trong các cuộc hẹn, các cuộc họp hay các buổi hội nghị, hội thảo, bạn cũng không nên đến muộn.  

5. Hoàn thành công việc đúng hạn

Thay vì trì hoãn, những người có đạo đức nghề nghiệp sẽ luôn bắt tay vào xử lý nhiệm vụ sớm nhất có thể. Không chỉ đảm bảo thời gian, họ còn đảm bảo chất lượng công việc. Nhà tuyển dụng sẽ không muốn thấy công việc được thực hiện một cách cẩu thả. Họ sẽ đặt câu hỏi về đạo đức nghề nghiệp của nhưng nhân viên có hiệu quả làm việc kém.

Hơn nữa, bạn thực hiện công việc sớm, bạn sẽ có thời gian để làm một cách kỹ càng và hạn chế sai sót. Khi làm việc trong một nhóm, thói quen trì hoãn công việc có thể gây căng thẳng cho các thành viên khác cũng như ảnh hưởng tới tiến độ chung.

Xây dựng tính cách làm việc tập trung và kiên trì sẽ giúp bạn rèn luyện cho bản thân khả năng duy trì làm việc chăm chỉ trong thời gian dài. Bạn sẽ tập trung hoàn toàn vào công việc cho đến khi hoàn thiện một cách tốt nhất, ít sai sót nhất, tiết kiệm thời gian nhất và không bị gián đoạn.

Ngoài ra hãy luôn nhớ cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi để tránh quá tải.

6. Có trách nhiệm

Có trách nhiệm với tất cả những công việc thuộc vai trò, nhiệm vụ và mục tiêu của bạn thân cũng thể hiện rằng bạn có đạo đức nghề nghiệp. Nếu bạn là trưởng nhóm hoặc quản lý, bạn có thể không phải là người thực hiện tất cả các công việc nhưng bạn sẽ là người chịu trách nhiệm cho kết quả cuối cùng.

7. Có tính tổ chức

Những người có đạo đức nghề nghiệp có xu hướng sắp xếp tổ chức các nhiệm vụ cần thực hiện một cách hợp lý sao cho mọi việc đều được hoàn thiện một cách hiệu quả. Họ sẽ lên kế hoạch theo từng khoảng thời gian.

8. Có tinh thần tập thể

Bạn cần hiểu, bạn làm việc trong doanh nghiệp, bạn là một phần của tập thể. Mỗi người có một vai trò khác nhau, đóng góp cho sự thành công chung của doanh nghiệp. Nếu mỗi cá nhân đều có đạo đức nghề nghiệp, công việc sẽ được hoàn thành tốt và thời gian được sử dụng hiệu quả. Điều này sẽ tạo ra nhiều thời gian để nhiều việc được hoàn thành hơn.

Người có đạo đức nghề nghiệp sẽ không quan tâm tới những việc mà họ cần làm, họ sẽ quan tâm tới những việc cần thực hiện để đem lại lợi ích cho doanh nghiệp.

Đạo đức nghề nghiệp là tài sản quý giá nhất đối với mỗi người và doanh nghiệp. Đó là điểm tựa giúp mỗi cá nhân đứng vững được trong môi trường làm việc với nhiều cạnh tranh nơi công sở và tiền đề cho sự thăng tiến trong sự nghiệp. Vì vậy, hãy xây dựng đạo đức làm việc và luôn đề cao nó để mọi người tin tưởng và thực hiện.

- Advertisement -