TRẺ BỊ NỔI HẠCH SAU TAI CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Việc phát hiện trẻ bị nổi hạch sau gáy gây ra tâm lý lo lắng đối với các bậc phụ huynh với suy nghĩ không biết điều này có gây ra nguy hiểm gì cho trẻ không ? Vì vậy, bài viết hôm nay sẽ giúp cha mẹ tìm hiểu rõ hơn về tình trạng nổi hạch sau gáy ở trẻ cũng như hướng xử lý.

1. Hiện tượng hạch nổi phía sau gáy ở trẻ nhỏ

Nếu phát hiện trẻ bị nổi hạch sau gáy thì nhận định đầu tiên đây chính là hạch bạch huyết. Loại hạch này có dạng hình bầu dục hoặc tròn, sờ vào có cảm giác mềm, đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch của cơ thể người. Bên trong loại hạch này có rất nhiều tế bào miễn dịch, thực hiện tấn công lại vi khuẩn, virus gây bệnh, nhằm không cho chúng xâm nhập vào cơ thể. 

Ngoài ra, khi trẻ gặp phải tình trạng dị ứng hay nhiễm trùng, sưng mủ,… thì loại bạch huyết này sẽ xuất hiện với vai trò tăng cường sự sản xuất bạch cầu. Nhiệm vụ chính của quá trình này là đẩy lùi, chống lại các tác nhân gây ra bệnh. Và bạn sẽ có thể nhận thấy được cục hạch nổi lên ở phía sau gáy hoặc có khi nó còn xuất hiện ở vùng nách, bẹn.

2. Sự nguy hiểm của tình trạng trẻ bị nổi hạch sau gáy 

Để có thể nhận định được tình trạng trẻ bị nổi hạch sau gáy có nguy hiểm không thì cần phải căn cứ vào các triệu chứng của hạch. Cụ thể như sau:

Hiện tượng hạch nổi sau gáy nhưng không có cảm giác đau

Khi phát hiện trẻ có cục hạch nổi sau gáy nhưng bé không hề kêu đau hay khó chịu ở vị trí nào thì mẹ không cần lo lắng quá nhé. Đây là một trong số những tình trạng phổ biến, thường gặp. Là một dấu hiệu cảnh báo cho mẹ biết con có thể sẽ bị mắc một bệnh lý thông thường nào đó.

Trường hợp xuất hiện hạch nổi sau gáy nhưng không có cảm giác đau thì kích thước của hạch chỉ từ vài milimet cho đến tầm 2cm. Điều này cũng có thể cho thấy rằng cơ thể của bé đang hoạt động rất tốt, trơn tru, tăng cường sản sinh hệ miễn dịch. Từ đó bảo vệ được bé trước những tác nhân xấu bên ngoài xâm nhập như vi khuẩn, virus,…

Hiện tượng hạch nổi sau gáy gây ra tình trạng sưng, đỏ và nóng

Mẹ cần thận trọng với trường hợp con xuất hiện hạch sau gáy kèm theo các biểu hiện khó chịu như sưng đỏ, nóng và viêm. Đây có thể là một trong những triệu chứng của sự tấn công bởi vi trung lao hoặc siêu vi trùng, gây nguy hiểm đến tình trạng sức khỏe bé. Lúc này mẹ cần cẩn thận kiểm tra các vị trí khác trên cơ thể bé xem có xuất hiện cục hạch khác hay không, bởi rất có thể nguyên nhân này sẽ làm xuất hiện các hạch khác ở vùng tai, cằm,… Nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng này có thể là do viêm xoang, viêm đường hô hấp hay bệnh viêm tai giữa gây nên.

Hạch sẽ không gây ra cảm giác đau dữ dội hay đau theo từng giai đoạn cho trẻ. Thế nhưng, khi chạm đến có thể sẽ gây đau rát và khó chịu. Ngoài ra, trường hợp này hạch thường sẽ không ở cố định một chỗ mà có khuynh hướng di chuyển từ vùng này qua vùng khác.

Hiện tượng hạch nổi sau gáy với tình trạng cứng và không có sự di chuyển

Đây được đánh giá là trường hợp có mức độ nguy hiểm cao nhất mà các bậc phụ huynh cần hết sức lưu ý. Tình trạng trẻ bị nổi hạch sau gáy, sờ vào cứng và không có sự di chuyển là dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm như sự di căn của một số khối u gần phổi, thanh quản,… Lúc này, người lớn cần nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị kịp thời.

3. Tổng hợp các cách điều trị nổi hạch sau gáy ở trẻ nhỏ

Để việc điều trị đạt hiệu quả cao, bác sĩ cần có những kiểm tra, đưa ra kết luận về tình trạng trẻ bị nổi hạch sau gáy. Từ các dấu hiệu về kích thước, màu sắc,… để tìm ra nguyên nhân gây xuất hiện hạch. 

Trường hợp xuất hiện hạch nhưng không gây đau

Không phải loại hạch nào xuất hiện cũng cần phải điều trị, vì có những loại lành tính các mẹ chỉ cần theo dõi con tại nhà nếu bé không có biểu hiện khó chịu, sờ vào không có cảm giác đau. Đối với loại này, chỉ sau vài ngày hạch sẽ tự động biến mất.

Trường hợp hạch xuất hiện kèm theo tình trạng sưng, đau hoặc tụ mủ

Trên thực tế cho thấy, có rất nhiều trường hợp người lớn có tâm lý chủ quan, thiếu sự hiểu biết nên không để ý đến tình trạng của hạch sau gáy bé, dẫn đến việc điều trị không được chú trọng và ngày càng có xu hướng nặng hơn. Khi phát hiện hạch sau gáy có triệu chứng sưng, đau phụ huynh tuyệt đối không được tự ý xử lý mà phải đưa bé đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ xem xét và chẩn đoán tình trạng bệnh. 

Đối với trường hợp tụ mủ, rất có thể bé sẽ được chỉ định dùng phương pháp rạch thoát mủ kết hợp với việc sử dụng thuốc kháng sinh điều trị. Đối với cách điều trị này, bố mẹ không nên quá lo lắng bởi nếu được thực hiện đúng cách thì chỉ sau 7 đến 10 ngày hạch sau gáy sẽ tự biến mất và không để lại bất cứ biến chứng nguy hiểm nào.

4. Trẻ bị nổi hạch sau gáy được chăm sóc như thế nào?

Ngoài việc điều trị tích cực thì việc chăm sóc trẻ đúng cách cũng đóng vai trò quan trọng. Việc mẹ biết cách chăm sóc trẻ một cách khoa học, hợp lý thì sẽ rút ngắn được thời gian tồn tại của hạch và giúp trẻ khỏe mạnh. 

  • Vệ sinh sạch sẽ: Thực hiện tắm rửa, vệ sinh vùng kín, nhạy cảm cho bé hàng ngày. Điều này sẽ giúp ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh.
  • Bổ sung chất dinh dưỡng: Tăng cường các nhóm thực phẩm thiết yếu vào thực đơn hàng ngày cho bé. Đa dạng các món ăn để kích thích nhu cầu ăn, tăng sức đề kháng cho con.
  • Tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ: Nếu thấy những dấu hiệu bất thường ở trẻ, cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ, sử dụng đúng và đủ liều thuốc bác sĩ kê. Không tự ý cho bé sử dụng bất cứ loại thuốc nào khác.

Trẻ bị nổi hạch sau gáy không phải lúc nào cũng là tín hiệu nhận biết sức khỏe bé bất thường. Hy vọng bài viết này sẽ cho bạn đọc biết thêm kiến thức về tình trạng nổi hạch ở trẻ và lựa chọn cách xử lý phù hợp với từng trường hợp.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây