Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024
Trang chủGia đình và Cuộc sốngTÌM HIỂU VỀ "TUẦN KHỦNG HOẢNG" Ở TRẺ SƠ...

TÌM HIỂU VỀ “TUẦN KHỦNG HOẢNG” Ở TRẺ SƠ SINH – WONDER WEEKS

Wonder weeks hay là tuần khủng hoảng là giai đoạn thay đổi tâm sinh lí mạnh mẽ của các bé. Mẹ nên biết khi nào Wonder weeks xảy ra sẽ giúp ích rất nhiều khi xử lý những sự thay đổi đột ngột của em bé.

1. Wonder weeks là gì?

Wonder weeks còn được gọi với tên khác như fussy weeks hay stormy weeks. Các tên gọi cũng đã thể hiện phần nào sự rắc rối của trẻ. Một mặt có thể khiến chúng ta cũng cảm thấy khó khăn khi đối phó sự khó chịu của bé. Mặt khác, theo các chuyên gia, đây lại là một dấu hiệu khá hữu ích. Chúng giúp cha mẹ nhận biết bé đang trải qua một thời gian “khó ở”, cũng như hiểu rõ hơn tại sao trẻ lại đột nhiên trở nên như thế.

Sự quấy khóc và sự lo lắng về sự chia ly có thể là dấu hiệu cho thấy em bé sắp thực hiện bước nhảy vọt phát triển. Nó rất hữu ích cho các bậc cha mẹ đang phải suy nghĩ về những gì bé của họ đang trải qua trong suốt một tuần Wonder weeks.

Để cùng con trải qua cột mốc khủng hoảng một cách êm ái nhất chỉ có con đường duy nhất là bố mẹ học cách hiểu bé, giải mã từng thông điệp mà con muốn gửi qua tiếng khóc, ánh mắt khó chịu hay những cơn cáu bẳn của mình.

2. Biểu hiện của trẻ trong giai đoạn Wonder weeks

Với bất cứ 1 em bé bình thường nào thì trong vòng 20 tháng đầu đời đều sẽ trải qua 10 tuần khủng hoảng. Cái cách mà bé “chống đối” được coi là tự nhiên, đánh dấu sự phát triển tuyệt vời về trí tuệ và khả năng vận động. Biều hiện khi trẻ đang ở tuần wonder week có thể dễ nhận qua như:

  • Bé khóc đêm nhiều hơn, bám mẹ hơn
  • Chán ăn, biếng bú
  • Khó ngủ và thường tỉnh giấc, giấc ngủ không sâu
  • Dễ trở nên cáu gắt, bực bội, khóc lóc thường xuyên
  • Muốn được mẹ vỗ về, âu yếm

3. Sự phát triển của trẻ liên quan đến Wonder weeks diễn ra như thế nào?

Trẻ sẽ trải qua quá trình phát triển rất nhanh cả về thể chất và tinh thần. Trẻ tiến bộ thông qua hàng loạt các kỹ năng như con học ngồi. Sau đó bé học bò, rồi tập đứng và kế đến là trẻ tập đi.

Mặc dù mỗi bé là một cá thể riêng biệt, đặc biệt và độc đáo. Nhưng các con đều trải qua một mô hình phát triển có trật tự tương tự nhau.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những thay đổi lớn về hệ thần kinh xảy ra trong não của trẻ dưới 20 tháng tuổi. Sau những thay đổi này, sẽ có nhiều thay đổi khác nữa trong sự phát triển tinh thần và phát triển của trẻ. Tuy nhiên, về cơ bản, bộ não của bé cần phải lớn hơn và phát triển hơn trước khi con có khả năng làm những việc “trưởng thành” hơn.

Bước nhảy vọt về tinh thần hay sự phát triển liên quan đến tinh thần của trẻ được các bác sĩ phát hiện ra là, trẻ sẽ qua 10 giai đoạn có thể dự đoán được. Các giai đoạn nhảy vọt này gắn liền độ tuổi của bé. Bắt đầu từ khi trẻ sơ sinh được 5 tuần tuổi, cho đến khi được 17-20 tháng tuổi.

Mỗi giai đoạn đại diện cho những thay đổi trong quá trình phát triển và nhận thức về thế giới của trẻ. Em bé chỉ có khả năng phát triển các kỹ năng sau khi não của bé đã trưởng thành đủ. Khi lớn lên, não thay đổi và trẻ trở nên thông minh hơn.

Cách thức hoạt động của các bước nhảy vọt này là: các bé có một tuần đầy nắng (Sunny week). Sau đó là một tuần đầy bão tố (Wonder weeks), thời gian bão tố này có thể kéo dài từ 1 đến 4 tuần. Sau Wonder weeks, bé lại chăm chỉ học các kỹ năng mới và trẻ muốn cho thế giới thấy con thông minh như thế nào. Trong các tuần “đầy nắng”, trẻ thường ngủ và bú tốt hơn, ăn tốt hơn. Con sẵn sàng khám phá thế giới quanh mình và ít bám víu mẹ hơn. Bé thường tỏ ra rất dễ chịu và dễ thương hơn khi ta ở gần bé.

4. Mẹ cần làm gì trong tuần khủng hoảng của trẻ?

Một số mẹo nhỏ mẹ có thể áp dụng để trải qua 10 tuần êm ái cùng con:

  • Cho con đi ngủ sớm hơn bình thường từ 30-45 phút
  • Giảm bớt một giấc ngày nếu mẹ muốn (áp dụng với tuần 12 – 26 hoặc 37 – 55 hoặc 64)
  • Không ép bé ăn
  • Quan tâm đến bé nhiều hơn

- Advertisement -