Trẻ 6 tháng tuổi vẫn được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng từ sữa mẹ, nên việc ăn dặm trong giai đoạn này không quá chú trọng về lượng. Mục đích chính là giúp con làm quen với thìa và vị của loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ.
Tuy nhiên, việc tập ăn dặm cho trẻ ăn dặm đúng cách trong giai đoạn đầu (5-6 tháng) là đặc biệt quan trọng vì nó sẽ tạo nền tảng để trẻ phát triển khả năng ăn uống sau này.
1. Những điều cần biết cho bé 5 – 6 tháng ăn dặm kiểu Nhật
Việc tập cho trẻ ăn dặm giai đoạn từ 5 – 6 tháng là khá sớm nên mẹ cần phải nắm rõ các điều sau đây để giúp trẻ bổ sung dinh dưỡng, giai đoạn ăn dặm đầu tốt nhất:
- Tần suất ăn trong ngày: Đối với bé 5 tháng thì 1 bữa/ ngày và bé 6 tháng thì 2 bữa/ ngày.
- Thời gian: Khi trẻ ăn 1 bữa thì tốt nhất nên cho trẻ ăn vào lúc 10 giờ hàng ngày và khi trẻ 6 tháng ăn 2 bữa thì ăn thêm 1 bữa tối vào lúc 7 giờ.
- Độ thô của cháo: đo theo tỷ lệ 1 gạo trên 10 nước.
- Protein ( Chất đạm ): cho bé ăn 5 – 10g ( đậu phụ, trứng gà,…)
- Cháo: 5 – 30g ( gạo, mì, bánh mì )
- Rau cải: khoảng 5 – 20g các loại rau củ như ( cà rốt, cải bó xôi, bông cải xanh,….)
Ở giai đoạn đầu nên tập cho trẻ ăn từ từ để trẻ làm quen thực phẩm mới và mỗi lần ăn chỉ với lượng 5ml/ thìa.
2. Những thực phẩm bé cần bổ sung trong giai đoạn ăn dặm đầu
- Tinh bột: cháo, bánh mì, chuối và các loại củ như khoai lang, khoai sọ, khoai tây, khoai môn.
- Protein ( Chất đạm ): Để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, cung cấp năng lượng cho bé thì mẹ nên cho bé ăn đậu hũ, đậu hà lan, lòng đỏ trứng, thịt cá trắng, cá cơm bao tử Shiraru, phô mai và sữa.
- Vitamin và khoáng chất: cần bổ sung cho trẻ thêm chất xơ, vitamin từ các loại rau cải như bông cải xanh, bắp cải, cà rốt, rau bó xôi, cà chua, bí đỏ và trái cây như dâu, táo, quýt.
3. Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5 – 6 tháng tuổi trong 30 ngày đầu
Thời điểm lý tưởng nhất để tập cho trẻ 5 – 6 tháng tuổi ăn dặm kiểu Nhật là vào khoảng 10 giờ sáng mỗi ngày, bé ăn mỗi ngày 1 lần và mỗi lần bé chỉ cần ăn một lượng nhỏ thức ăn.
NGÀY | MÓN ĂN |
Ngày 1,2 và 3 | Cháo trắng (tỉ lệ 1:10) |
Ngày 4, 5 | Cháo trắng Cà rốt nghiền |
Ngày 6 | Cháo trắng Bí đỏ nghiền |
Ngày 7 | Cháo trắng Susu nghiền |
Ngày 8 | Cháo bí đỏ Súp táo khoai lang |
Ngày 9 | Cháo rau chân vịt Súp khoai tây |
Ngày 10 | Cháo táo Khoai lang nghiền sữa |
Ngày 11 | Cháo cà chua Khoai tây trộn sữa công thức |
Ngày 12 | Cháo trắng Đậu phụ sốt cà chua |
Ngày 13 | Cháo khoai lang Cà chua nghiền |
ngày 14 | Cháo trắng Bí đỏ nghiền |
Ngày 15 | Súp lơ nghiền Khoai tây nấu sữa Nước ép táo |
Ngày 16 | Cháo rau cải bó xôi Khoai sọ nấu sữa Nước ép chuối cam |
Ngày 17 | Cà rốt trộn sữa chua Cháo bánh mỳ chuối |
Ngày 18 | Cải bó xôi trộn đậu phụ Táo trộn khoai lang |
Ngày 19 | Cháo trắng + dầu olive Cải thảo nghiền Nước dâu tây |
Ngày 20 | Cháo bánh mì táo Rau cải ngọt trộn đậu phụ |
Ngày 21 | Cháo trắng Bí đỏ nghiền Dâu tây sữa |
Ngày 22 | Khoai lang nghiền Cháo rau củ |
Ngày 23 | Cháo trắng Khoai tây trộn cà rốt Nước ép dưa hấu |
Ngày 24 | Cháo bánh mì sữa chua Súp bắp cải Đu đủ |
Ngày 25 | Cháo trắng Cải bó xôi nghiền |
Ngày 26 | Cháo đậu phụ Súp cà rốt khoai tây |
Ngày 27 | Cháo trắng Rau cải bó xôi đậu phụ nghiền |
Ngày 28 | Mì udon cải bó xôi Cà chua nghiền |
Ngày 29 | Cháo trắng Súp khoai tây Chuối nghiền |
Ngày 30 | Cá thịt trắng bắp cải Cà rốt nấu cam |
Ngày 1, 2 và 3
Cháo trắng (tỉ lệ 1:10)
Trong 3 ngày đầu tiên ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn cháo rây mịn để bé cảm nhận được vị ngon của cháo gạo nguyên chất. Mẹ có thể nấu cháo với nước lọc hoặc nước dashi để đảm bảo lượng đạm và chất béo cân bằng.
- Nấu cháo theo tỉ lệ 1 thìa gạo: 10 thìa nước.
- Cháo nấu chín đem đi rây qua lưới khoảng 2 – 3 lần cho mịn. Mẹ có thể thêm nước lọc hoặc sữa vào để làm loãng cháo cho bé ăn.
Lưu ý: Số lượng ăn mỗi lần khoảng 5ml (1 thìa), tăng 10ml ở ngày thứ 2 và 15ml ở ngày thứ 3. Sau đó, dần dần tăng lượng và độ thô của cháo.
Ngày 4, 5
Cháo trắng
- Cháo trắng: Rây nhuyễn theo tỷ lệ 1 : 10, mẹ có thể nấu với nước dashi (Cách nấu cháo như ngày đầu tiên).
Cà rốt nghiền
- Cà rốt rửa sạch, luộc hoặc hấp chín, rồi nghiền mịn.
- Ninh cho mềm với nước dashi.
Ngày 6
Cháo trắng
- Nấu cháo trắng theo tỷ lệ 1:10, có thể nấu với nước dashi (Cách nấu cháo như ngày đầu tiên).
Bí đỏ nghiền
- Bí đỏ luộc mềm, nghiền nhỏ.
- Đánh nhuyễn, nghiền mịn, cho thêm nước dashi vào để hỗn hợp được loãng hơn.
Ngày 7
Cháo trắng
- Cháo trắng nấu với nước dashi theo tỉ lệ 1:10 (Cách nấu cháo như ngày đầu tiên).
Susu nghiền
- Susu gọt bỏ vỏ, rửa sạch hấp chín rồi rây mịn.
- Pha susu với nước dashi để tạo thành hỗn hợp loãng mịn.
Ngày 8
Cháo bí đỏ
- Cháo trắng nấu với nước dashi theo tỉ lệ 1:10 (Cách nấu cháo như ngày đầu tiên).
Súp táo khoai lang
- Khoai lang luộc hoặc hấp chín, nghiền nhuyễn.
- Táo rửa sạch, gọt vỏ, nạo nhuyễn lấy nước.
- Trộn đều nước táo với khoai lang để tạo thành hỗn hợp loãng.
Ngày 9
Cháo rau chân vịt
- Rau chân vịt ( 2- 3 lá) rửa sạch đem hấp hoặc luộc chín, nghiền nhỏ.
- Cháo nấu theo tỷ lệ 1:10, rây nhuyễn.
- Trộn cháo với rau chân vịt với nhau cho bé ăn.
Súp khoai tây
- Khoai tây gọt vỏ, bổ miếng, sau đó luộc luộc hoặc hấp chín.
- Khi khoai còn nóng đem mài nhuyễn, rồi trộn với nước dashi là hoàn thành.
Ngày 10
Cháo táo
- Cháo nấu theo tỉ lệ 1:10. (Cách nấu cháo như ngày đầu tiên).
- Táo gọt vỏ, ngâm qua nước muối loãng, sau đó nạp nhuyễn và vắt lấy nước.
- Trộn nước táo vào bát cháo là hoàn thành.
Khoai lang nghiền sữa
- Khoai lang rửa sạch, gọt vỏ cắt nhỏ ngâm nước cho bớt nhựa rồi cho khoai vào hấp hoặc luộc mềm.
- Khoai chín đem rây mịn.
- Cho sữa vào khuấy cho mềm và sánh lại là được.
Ngày 11
Cháo cà chua
- Cháo nấu theo tỉ lệ 1:10. (Cách nấu cháo như ngày đầu tiên).
- Cà chua bóc vỏ, bỏ hạt cho vào nồi nấu với một chút nước dashi đến khi cà chua chín nhừ.
- Lọc cà chua qua rây rồi trộn với cháo là hoàn thành.
Khoai tây trộn sữa công thức
- Khoai tây gọt vỏ, luộc hoặc hấp chín.
- Nghiền mịn trong lúc khoai còn nóng.
- Sữa công thức pha với nước sôi, rồi trộn với khoai tây thành hỗn hợp loãng mịn.
Ngày 12
Cháo trắng
- Cháo trắng nấu với nước dashi theo tỉ lệ 1:10 (Cách nấu cháo như ngày đầu tiên).
Đậu phụ sốt cà chua
- Cà chua bóc vỏ, bỏ hạt, cho cháo vào nồi nấu với với dashi đến khi cà chua chín nhừ, sau đó lọc cà chua qua rây cho mịn.
- Đậu phụ non luộc với nước sôi, vớt để ráo nước rồi dằm nát.
- Trộn đậu phụ với cà chua là hoàn thành.
Ngày 13
Cháo khoai lang
- Cháo trắng nấu theo tỉ lệ :10 (Cách nấu cháo như ngày đầu tiên).
- Khoai lang gọt vỏ, bổ miếng luộc hoặc hấp chín.Trong lúc khoai lang còn nóng đem đi mài nhuyễn, rồi trộn với nước là hoàn thành.
Lưu ý, mẹ có thể cho 1 vài giọt dầu oliu vào cháo để bổ sung chất béo cho con.Cà chua nghiền
- Dùng khoảng 15g cà chua chín lọc qua rây. Lọc kỹ để loại bỏ hết vỏ và hạt của quả cà chua.
Ngày 14
Cháo trắng
- Nấu cháo theo tỉ lệ 1: 7 (Cách nấu cháo như ngày đầu tiên).
Bí đỏ nghiền
- Bí đỏ (1 thìa nhỏ) đêm luộc hoặc hấp cho mềm rồi nghiền nhỏ.
- Cho nước dashi vào bí đỏ và đánh nhuyễn để tạo thành hỗn hợp dạng sền sệt.
Ngày 15
Súp lơ nghiền
- Súp lơ (1 thìa nhỏ) luộc mềm, nghiền nhỏ.
- Súp rau (½ thìa) thái mỏng nghiền nhuyễn.
- Trộn đều súp rau và súp lơ.
Khoai tây nấu sữa
- Khoai tây luộc mềm, nghiền nhỏ.
- Sữa bột pha sẵn khoảng ½ thìa.
- Cho khoai tây và sữa vào đồ đựng chịu nhiệt, trộn đều.
- Bọc qua giấy bọc, quay trong lò vi sóng khoảng 20 giây.
Nước ép táo
- Táo cắt miếng nhỏ hấp chín, nghiền, vắt để lấy nước cốt. Sau đó mẹ pha theo tỉ lệ 1:5 (1 nước táo; 5 nước lọc).
- Lưu ý, nên pha loãng nước hoa quả cho bé tập uống trong những ngày đầu.
Ngày 16
Cháo rau cải bó xôi
- Cháo trắng nấu theo tỉ lệ 1:7 (Cách nấu cháo như ngày đầu tiên).
- Rau cải rửa sạch, luộc chín, rồi giã nhỏ và rây qua lưới mịn.
- Trộn chung rau cải và cháo lại với nhau là hoàn thành.
Khoai sọ nấu sữa
- Khoai sọ (1 thìa nhỏ) luộc mềm, nghiền nhỏ.
- Sữa bột đã pha 1 thìa lớn.
- Cho khoai sọ và sữa vào độ đựng chịu nhiệt, trộn đều.
- Bọc qua giấy bạc, quay trong lò vi sóng khoảng 20 giây.
Nước ép chuối cam
- Chuối chín (1/6 quả), nước cam nguyên chất (2 thìa).
- Chuối chín đem nghiền mịn.
- Thêm nước cam vào chuối, nghiền nhuyễn.
Ngày 17
Cà rốt trộn sữa chua
- Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng nhỏ vừa, luộc chín.
- Sau đó đem đi rây cho mịn.
- Trộn cà rốt đã rây (2 thìa) cùng với sữa chua ( 1 – 2 thìa) là hoàn thành.
Cháo bánh mỳ chuối
- Bánh mì (1/2 lát loại bánh mì để làm sandwich) đem xé nhỏ, cho vào đồ đựng chịu nhiệt.
- Cho chuối ( 1 thìa lớn) và sữa công thức pha sẵn (1 thìa lớn) vào trộn đều.
- Bọc giấy bọc, quay trong lò vi sóng khoảng 20 giây.
Ngày 18
Cải bó xôi trộn đậu phụ
- Cải bó xôi rửa sạch, luộc chín, giã nhỏ và rây qua lưới cho mịn.
- Đậu phụ non luộc với nước sối, dằm nát.
- Trộn cải bó xôi, đậu phụ và thêm một ít nước dashi là hoàn thành.
Táo trộn khoai lang
- Táo ( 2 thìa) cắt nhỏ.
- Khoai lang (1 thìa lớn) luộc mềm, nghiền nát.
- Cho táo và khoai lang vào đồ đựng chịu nhiệt, trộn đều.
- Bọc giấy bọc, quay trong lò vi sóng khoảng 20 giây.
Ngày 19
Cháo trắng + dầu olive
- Nấu cháo trắng theo tỉ lệ 1:7 (Cách nấu cháo như ngày đầu tiên).
- Khi cháo chín thêm vào một vài giọt dầu olive để cung cấp chất béo cho cơ thể bé
Cải thảo nghiền
- Dùng phần đầu lá của rau cải thảo (2 thìa nhỏ) luộc mềm, nghiền nhỏ.
- Cho nước dashi (1 thìa nhỏ) vào cải thảo rồi nghiền nhuyễn.
Nước dâu tây
- Dây tây (2 quả) đem nghiền nhỏ, rây lại lần nữa cho mịn.
Ngày 20
Cháo bánh mì táo
- Bánh mì (1/2 lát loại bánh mì để làm sandwich) đem xé nhỏ, cho bánh mì cùng với sữa vào đồ đựng chịu nhiệt.
- Bọc giấy bọc và quay trong lò vi sóng 20 giây.
- Cho thêm táo vào hỗn hợp trên.
Rau cải ngọt trộn đậu phụ
- Rau cải ngọt (dùng phần lá) rửa sạch, luộc chín, giã nhỏ, rồi rây qua lưới cho mịn.
- Đậu phụ non luộc nước sôi, sau đó vớt ra để ráo nước.
- Dằm nát đậu phụ, trộn với rau cải và nước dashi là hoàn thành.
Ngày 21
Cháo trắng
- Cháo trắng nấu theo tỉ lệ 1: 7 (Cách nấu cháo như ngày đầu tiên).
- Đậu que luộc hoặc hấp chín rồi đánh nhuyễn, rây qua lưới cho mịn.
- Trộn đậu que vào cháo trắng là hoàn thành.
Bí đỏ nghiền
- Bí đỏ luộc mềm, nghiền nhỏ, đánh nhuyễn, nghiền mịn.
- Cho thêm nước dashi vào để hỗn hợp được loãng hơn.
Dâu tây sữa
- Nghiền nhỏ dâu tây (1 quả) bằng bàn mài.
- Cho sữa bột pha sẵn vào và đánh nhuyễn.
Ngày 22
Khoai lang nghiền
- Khoai lang rửa sạch, gọt vỏ cắt nhỏ ngâm nước cho bớt nhựa rồi cho khoai vào hấp hoặc luộc mềm.
- Khoai chín đem rây mịn.
Cháo rau củ
- Cháo trắng nấu theo tỉ lệ 1:7 (Cách nấu cháo như ngày đầu tiên).
- Bí đỏ gọt bỏ vỏ, hấp hoặc luộc chín sau đó rây mịn.
- Rau cải rửa sạch, luộc chín, giã nhỏ và rây qua lưới cho mịn.
- Trộn cháo, bí đỏ, rau cải là hoàn thành.
Ngày 23
Cháo trắng
- Nấu cháo theo tỉ lệ 1:7. (Cách nấu cháo như ngày đầu tiên).
Khoai tây trộn cà rốt
- Khoai tây gọt vỏ, luộc hoặc hấp chín, rồi nghiền mịn.
- Cà rốt gọt vỏ, luộc chín, giã nhỏ và rây qua lưới cho mịn.
- Trộn khoai tây, cà rốt, nước dashi thành hỗn hợp có độ đặc loãng phù hợp với bé.
Nước ép dưa hấu
- Dưa hấu bỏ vỏ, cắt miếng nhỏ, nghiền hoặc xay nhuyễn để lấy nước cốt cho bé uống.
Ngày 24
Cháo bánh mì sữa chua
- Cho khoảng 50ml nước vào nồi, xé vụn bánh mì sandwich thả vào nồi đun với lửa nhỏ đến khi bánh mì chín nhừ.
- Rây cháo bánh mì cho mịn.
- Trộn cháo bánh mì với 2 – 3 thìa sữa chua là hoàn thành.
Súp bắp cải
- Bắp cải (1 thìa nhỏ) luộc mềm, nghiền nhỏ.
- Cho nước dashi vào bắp cải, nghiền nhuyễn lại lần nữa.
Đu đủ
- Đu đủ chín gọt vỏ, bỏ hạt, cắt thành miếng nhỏ, rây cho mịn hoặc cho vào máy sinh tố để nghiền nhuyễn.
Ngày 25
Cháo trắng
- Nấu cháo theo tỉ lệ 1:7. (Cách nấu cháo như ngày đầu tiên).
Cải bó xôi nghiền
- Phần đầu của lá cải bó xôi đem luộc mềm, ngâm vào nước để loại bỏ vị đắng rồi vắt nước, nghiền nhỏ.
- Cho nước dùng dashi vào và nghiền nhuyễn lại.
Ngày 26
Cháo đậu phụ
- Cháo trắng nấu theo tỉ lệ 1:7
- Đậu phụ luộc nghiền nhỏ.
- Cho đậu phụ vào cháo với tỉ lệ 1: 10 (1 phần đậu phụ; 10 phần cháo), trộn lẫn vào nhau.
Súp cà rốt khoai tây
- Cà rốt và khoai tây đem gọt vỏ, hấp hoặc luộc chín, rồi nghiền mịn.
- Ninh cho mềm với nước dashi.
Ngày 27
Cháo trắng
- Nấu cháo theo tỉ lệ 1:7 (Cách nấu cháo như ngày đầu tiên).
Rau cải bó xôi đậu phụ nghiền
- Rau cải bó xôi (1 thìa nhỏ) luộc mềm, nghiền nhuyễn.
- Đậu phụ (1 thìa nhỏ) luộc mềm, nghiền nhuyễn.
- Cho đậu phụ vào rau cải bó xôi, đánh nhuyễn bằng nước dùng dashi.
Ngày 28
Mì udon cải bó xôi
- Mì udon (5g) luộc, cắt nhỏ, nghiền nhỏ.
- Rau cải bó xôi (1 thìa nhỏ) luộc mềm, nghiền nhỏ.
- Trộn mì udon với rau cải bó xôi, cho thêm nước dashi vào đánh nhuyễn.
Cà chua nghiền
- Dùng khoảng 15g cà chua chín lọc qua rây. Lọc kỹ để loại bỏ hết vỏ và hạt của quả cà chua.
Ngày 29
Cháo trắng
- Nấu cháo theo tỉ lệ 1:7. (Cách nấu cháo như ngày đầu tiên).
- Lưu ý, có thể rắc thêm bột phomai dinh dưỡng trộn đều.
Súp khoai tây
- Khoai tây gọt vỏ, bổ miếng, sau đó luộc luộc hoặc hấp chín.
- Khi khoai còn nóng đem mài nhuyễn, rồi trộn với nước dashi là hoàn thành.
Chuối nghiền
- Chuối lột bỏ vỏ, cắt thành khúc nhỏ nghiền thật nhuyễn.
- Cho thêm nước sôi để nguội để điều chỉnh độ loãng phù hợp cho bé
Ngày 30
Cá thịt trắng bắp cải
- Cá thịt trắng (1 thìa nhỏ) luộc, nghiền nhỏ.
- Bắp cải (1 thìa lớn) luộc mềm nghiền nhỏ.
- Trộn cá thịt trắng với bắp cải, đánh nhuyễn bằng nước dashi.
Cà rốt nấu cam
- Cà rốt luộc mềm, nghiền nhỏ (1/2 thìa lớn).
- Nước cam vắt lấy nước cốt (1/2 thìa lớn).
- Cho nước cam vào cà rốt, trộn đều là hoàn thành.
4. Một số lưu ý khi tập cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật giai đoạn đầu
Để tập ăn dặm kiểu nhật cho bé 5 – 6 tháng một cách thành công, mẹ cần lưu ý một số điều sau đây:
- Bắt đầu ăn từ 1 thìa cháo loãng
- Thức ăn cần phải được rây mịn.
- Lượng ăn và độ đặc tăng dần. Lúc đầu mẹ có thể pha thức ăn với nước dashi để có hỗn hợp loãng. Sau đó giảm dần lượng nước pha để cuối giai đoạn đầu ăn dặm, bé có thể ăn thức ăn dạng sền sệt và sánh giống như sữa chua.
- Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính.
- Đối với những bé bị nhạy cảm với thực phẩm trong giai đoạn đầu ăn dặm thì không nên ép bé ăn, hãy ngưng tạm từ 2 – 3 ngày để thử chế biến món mới và thử cho bé ăn lại.
Sau khi kết thúc giai đoạn 1 của quá trình ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5 – 6 tháng cũng là lúc bé đã có thể hấp thụ thêm chất đạm từ cá và những thực phẩm khác. Tuy nhiên, vì hệ tiêu hóa của bé còn khá yếu nên ở giai đoạn 2 thời kỳ ăn dặm mẹ hãy ưu tiên cho bé ăn 2 – 3 cá trong tuần để cung cấp protein cho cơ thể.
(BP_Tổng hợp )