TÁO BÓN Ở TRẺ- CHA MẸ NÊN LÀM GÌ?

Táo bón là triệu chứng thường gặp ở mọi lứa tuổi và nhất là trẻ em. Táo bón thường có biểu hiện đi tiêu khó khăn, thậm chí gây cảm giác sợ, căng thẳng đi tiêu, đi tiêu không thường xuyên (<3 lần/ tuần). Tình trạng này xảy ra có thể là dấu hiệu cảnh báo hệ tiêu hóa không khỏe, cơ thể thiếu nước , chế độ ăn thiếu chất xơ hay thay đổi chế độ ăn lỏng sang ăn đặc ở trẻ nhỏ…

Để hiểu hơn về táo bón bạn hãy tham khảo các thông tin dưới đây. Qua đó bạn sẽ nhận biết và ngăn chặn sớm trình trạng táo bón kéo dài để không làm ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như tâm lý của trẻ.

1.Biểu hiện

Táo bón ở trẻ có những biểu hiện rất dễ nhận biết:

+ Trẻ không đi tiêu trong 3 ngày đối với trường hợp bú bình. Trẻ bú mẹ hoàn toàn không đi tiêu trong khoảng 1 tuần.

Trẻ bị táo bón

+ Tình trạng phân khô cứng, vón cục to hơn bình thường. Một số trẻ có biểu hiện quấy khóc, rặn mặt găng đỏ,căng thẳng hay sợ đi tiêu.

+ Chảy máu hậu môn do phân cứng.

+ Thời gian đi tiêu lâu hơn bình thường.

2. Nguyên nhân

Có khá nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón. Nhưng chủ yếu do các nguyên nhân dưới đây:

+ Trẻ không hợp với sữa công thức đang uống.( Do thành phần protein khác nhau trong sữa công thức có thể gây táo bón ở trẻ)

+ Trẻ không được bú sữa mẹ đầy đủ.(Trong sữa mẹ có chứa thành phần cân bằng chất béo và protein, chất xơ, nước…)

+ Trẻ đang gặp vấn đề thiếu nước và chất xơ trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

  • Trẻ bị thiếu nước hoặc mất nước, cơ thể sẽ hấp thụ chất lỏng từ bất cứ đâu, từ thức ăn hoặc đồ uống mà trẻ dùng hoặc thậm chí là phân trong đường ruột của trẻ. Điều này vô tình khiến kết cấu của phân trẻ trở nên khô và rắn hơn khiến bé gặp khó khăn khi đi tiêu.
  • Trẻ thường ít ăn rau và trái cây nên phân thường khô, gây khó khăn cho việc đi tiêu. Bởi chất xơ từ thực phẩm giúp tăng thể tích cho phân, làm cho phân mềm hơn và dễ dàng đi tiêu.
cho trẻ uống nước ép trái cây
cho trẻ uống nước ép trái cây

+ Trẻ thay đổi ăn lỏng sang ăn đặc.

+ Trẻ bị táo bón do lạm dụng thuốc: Do trẻ điều trị bằng thuốc chữa các bệnh như viêm đường hô hấp, còi xương… Việc sử dụng thuốc trong thời gian dài hay gây táo bon ở trẻ.

+ Trẻ mắc phải một số bệnh lý như: viêm đường tiêu hóa, bệnh lý tuyến giáp, bệnh lý hệ thần kinh, bệnh phình đại tràng bẩm sinh, bệnh lý xung quanh hậu môn …

3. Điều trị

Để phòng táo bón ở trẻ bạn nên thực hiện các phương pháp dưới đây:

tap cho be ngoi toilet
tap cho be ngoi toilet

+ Bạn nên tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh hàng ngày, thời gian đi toilet trong khoảng 3-4 phút. Không nên la mắng, gây căng thẳng với trường hợp trẻ không phối hợp.(Nên cho trẻ ngồi toilet để hai đầu gối cao hơn phần hông, bạn có thể kê ghế dưới chân cho trẻ)

+Bổ sung chất xơ vào chế độ ăn của trẻ. Cho trẻ ăn đầy đủ trái cây, rau củ trong bữa ăn. Bạn cũng nên cho trẻ ăn các loại rau và trái cây có tính chất nhuận tràng như rau lang, táo, mận hoặc lê. Việc tiêu thụ những loại thực phẩm này giúp phân của bé trở nên mềm và dễ đi tiêu hơn. Thỉnh thoảng bạn thay thế bằng các loại sinh tố để bé dễ hấp thụ. Vì trong sinh tố có chứa các vitamin cần thiết, nước và bổ sung chất xơ nhanh chóng cho trẻ.

cho tre uong nuoc
cho tre uong nuoc

+ Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày.

+ Nếu bạn muốn cho trẻ ăn thức ăn đặc, hãy thử cho trẻ ăn cháo đậu, mận, lê nạo hoặc xau nhuyễn… Không nên cho thức ăn có thể gây táo bón như chuối, cà rốt…

+ Kết hợp một số bài massage dành cho trẻ bị táo bón.

massage trị táo bón
massage trị táo bón

+ Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn nếu điều kiện cho phép. Còn với trẻ uống sữa công thức bạn nên đổi sữa mới cho trẻ. Nếu không biết chọn loại sữa nào phù hợp với trẻ, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa hay chuyên gia dinh dưỡng giàu kinh nghiệm.

+ Nếu bạn đã áp dụng các phương pháp trên mà tình trạng táo bón của trẻ không được cải thiện. Bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện được chẩn đoán chính xác và can thiệp kịp thời.

MILK_ST

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây