Táo bón là tình trạng thường gặp ở trẻ em. Theo thống kê cho thấy có ít nhất 30% trẻ bị táo bón cần được quan tâm. Đây là dấu hiệu cảnh báo hệ tiêu hóa không khỏe mạnh, thiếu nước, chế độ ăn thiếu chất xơ. Trẻ bị táo bón lâu ngày gây ra những hậu quả khó lường, mà điển hình là trẻ biếng ăn, chậm tăng cân và thậm chí suy dinh dưỡng.
Vậy dấu hiệu táo bón ở trẻ em là gì? nguyên nhân từ đâu ? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu để tìm cách điều trị cũng như phòng tránh cho trẻ nhé.
Dấu hiệu táo bón ở trẻ em.
Các dấu hiệu táo bón ở trẻ em có thể bao gồm:
- Đi ngoài ít hơn 3 lần mỗi tuần
- Nhu động ruột cứng, khô và khó qua
- Phân có đường kính lớn có thể gây tắc nghẽn nhà vệ sinh
- Đau khi đi ngoài
- Đau bụng
- Dấu vết của phân lỏng hoặc giống như đất sét – một dấu hiệu cho thấy phân còn trong trực tràng
- Máu trên bề mặt phân cứng
- Khó chịu, căng thẳng khi đi tiêu
- Phân cứng gây chảy máu hậu môn
- Rặn, hành vi nín giữ phân
- Đã có những đợt táo bón trước đây
- Tiền căn hoặc hiện tại có nứt hậu môn. Tiền căn đau khi đi tiêu và chảy máu do phân cứng
Trẻ có thể tránh đi ngoài do đau hoặc trẻ bị khó chịu. Bạn có thể nhận thấy tình trạng này ở trẻ khi thấy trẻ bắt chéo chân, mông chặt mông, vặn người hoặc mặt khó chịu khi cố gắng giữ phân.
Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ.
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón ở trẻ trong đó được chia thành 2 nguyên nhân chính sau: nguyên nhân bệnh lý và nguyên nhân chức năng
Nguyên nhân bệnh lý
Bao gồm các vấn đề về cường giáp, bệnh thần kinh cơ ổ bụng, ở ruột… Táo bón do bệnh lý thường không tự hết, hay kèm theo các biểu hiện bất thường khác và trẻ thường suy dinh dưỡng.
- Trẻ bị bệnh cường giáp: Bệnh cường giáp làm giảm hoạt động của cơ ruột cùng với các triệu chứng khác.
- Bệnh bệnh phì đại tràng bẩm sinh: trẻ mắc bệnh này thường nhẹ cân hơn so với bình thường. Trẻ cũng có thể bị ói mửa và có kích thước phân nhỏ hơn. Trẻ mắc bệnh này cần phải mổ, nếu không sẽ dẫn tới biến chứng phình đại tràng nhiễm độc, sốc nhiễm trùng, có thể thủng ruột.
- Bệnh đái tháo đường: Trẻ mắc bệnh đái tháo đường cũng có thể bị táo bón.
- Các bệnh liên quan đến thần kinh cũng có thể là nguyên nhân gây tình trạng táo bón nặng bao gồm các bệnh như bại não, chậm phát triển tâm thần hoặc các vấn đề về cột sống. Trẻ bị rối loạn thường gặp vấn đề về vận động bao gồm những cử động ruột bất thường và thiếu sự phối hợp trong vận động ruột.
- Ruột già quá to, hẹp hậu môn, bệnh nội tiết chuyển hóa, cơ…
Đối với nhóm nguyên nhân này, cần phải điều trị bệnh gốc mới hết táo bón. Cần lưu ý các biểu hiện sau để đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế kịp thời: chậm tiêu phân su hơn 24 giờ, kích thước phân nhỏ, sụt cân, suy dinh dưỡng, chướng bụng đầy hơi, đau bụng đi ngoài hoặc đau hậu môn, nôn và buồn nôn, sốt, tiêu máu.
Nguyên nhân chức năng bao gồm:
- Việc trẻ nhịn không chịu đi ngoài do sợ đau, do ham chơi hay sợ chỗ lạ là nguyên nhân thường gặp nhất. Khi trẻ càng nhịn thì phân ở trong ruột càng lâu và to khiến cho trẻ càng gặp khó khăn khi đi ngoài hậu quả là trẻ có thể bị táo bón mạn tính.
- Trẻ sơ sinh thường bị táo bón nếu được cho ăn thức ăn đặc một cách đột ngột. Đặc biệt là ở những trẻ sơ sinh lần đầu tiên ăn thức ăn đặc. Táo bón cũng có thể xảy ra khi bé cai sữa mẹ. Nguyên do là việc cai sữa đôi khi khiến bé bị mất nguồn cung cấp nước.
- Thành phần protein khác nhau trong sữa công thức có thể là nguyên nhân gây táo bón ở trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh dùng sữa công thức với lượng nhiều và bị táo bón thường có phân xanh và cứng.
- Táo bón cũng hay gặp ở những trẻ bị thiếu nước và mất nước. Khi đó cơ thể sẽ hấp thụ chất lỏng từ bất cứ đâu trong cơ thể từ thức ăn, đồ uống thậm chí là phân điều đó vô tình lại khiến phân trở nên rắn và khô.
- Ngoài ra chế độ ăn thiếu chất xơ cũng gây nên táo bón. Chất xơ từ những loại rau, củ quả góp phần làm tăng thể tích cho phân, làm cho phân mềm hơn.
- Do trẻ bị stress như bị bệnh tật, đổi chỗ ở, chuyển trường, chuyển lớp…
Tác hại của bệnh
- Khi trẻ em bị táo bón thường có cảm giác biếng ăn. Lâu dần khi các chất dinh dưỡng cũng như các vitamin và khoáng chất không được hấp thu sẽ dẫn đến sự phát triển không đồng đều về thể chất và trí tuệ. Dẫn đến trẻ có thể bị thấp còi, nhẹ cân, tiêu hóa kém, lờ mờ, mệt mỏi.
- Trong các trường hợp trẻ táo bón nặng thường có những biểu hiện đau ngứa thậm chí là bị nứt trên da vùng xung quanh hậu môn. Bệnh sẽ nguy hiểm hơn khi các vết nứt đó trở thành những ổ viêm hay áp xe.
- Các rối loạn về tiêu hóa ví dụ như các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, ruột, đại tràng như bệnh đại tràng, kém hấp thu,… có thể xảy ra do tình trạng táo bón nặng gây nên.
- Đặc biệt khi trẻ cố rặn hay căng thẳng khi không thể đi ngoài được sẽ dẫn đến trẻ bị trĩ nội, trĩ ngoại hoặc một số kết hợp của hai. Đây là bệnh gây đau, ngứa thậm chí có thể gây chảy máu.
Táo bón ở trẻ em là một bệnh phổ biến. Bạn nên xây dựng chế độ ăn lành mạnh, lối sống khoa học cho trẻ để phòng ngừa táo bón.