Thứ Năm, Tháng Ba 28, 2024
Trang chủGia đình và Cuộc sốngTẠI SAO NÊN LƯU TRỮ TẾ BÀO GỐC MÁU...

TẠI SAO NÊN LƯU TRỮ TẾ BÀO GỐC MÁU CUỐNG RỐN? THỜI ĐIỂM LẤY MÁU THÍCH HỢP?

Hiện nay việc lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn của trẻ sơ sinh đang dần nhận được sự quan tâm từ các bậc cha mẹ bởi những lợi ích thiết thực mà phương pháp này mang lại. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin đồng thời làm rõ sự cần thiết của việc lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn.

lưu trữ máu cuống rốn

1.Tại sao nên lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?

Đây là một biện pháp tốt bảo đảm sức khỏe trong tương lại cho trẻ và các thành viên khác trong gia đình. Bởi đây là nguồn “Tế bào gốc trẻ”, chứa nhiều loại tế bào gốc nhất, có khả năng phù hợp miễn dịch cao phục vụ cho:

+ Điều trị bệnh cho chính đứa trẻ đó trong cả cuộc đời.

+ Điều trị bệnh cho người nhà (anh chị em, bố mẹ, ông bà,…). Và cho cộng đồng người khi có chỉ số sinh học phù hợp.

+ Là phao cứu sinh để điều trị nhiều bệnh dựa trên khả năng biến đổi độc nhất vô nhị của tế bào gốc máu cuống rốn thành các loại tế bào máu .

+ Chúng có thể sản sinh ra các tế bào máu như:

Tế bào hồng cầu mang oxy tới toàn bộ các tế bào khác.

Tế bào bạch cầu có chức năng miễn dịch.

Tế bào tiểu cầu giúp đông máu khi bị thương.

Điều này đồng nghĩa với việc có thể được sử dụng để điều trị nhiều loại ung thư máu; thay thế tủy xương và sửa chữa các rối loạn do di truyền. Một số bệnh lý thường được chỉ định điều trị bằng ghép tế bào gốc máu cuống rốn: Bạch cầu cấp dòng lympho, bạch cầu cấp dòng tủy; bạch cầu mãn tính dòng tủy; hội chứng loạn sinh tủy; suy giảm miễn dịch kết hợp trầm trọng; thiếu máu Fanconi; suy tủy nặng; lymphoma Non-Hodgkin, bệnh Thalassemia, suy tủy dòng hồng cầu, thiếu máu hồng cầu liềm.

+ Có khả năng tái tạo các tế bào máu khỏe mạnh với tốc độ nhanh hơn. Cho nên việc sử dụng các tế bào gốc để điều trị bệnh cũng vì thế mà trở nên khả quan hơn.

Ngoài ra, việc thu thập máu cuống rốn tương đối dễ dàng, không gây đau đớn và không có rủi ro gì đối với cả mẹ và trẻ sơ sinh. Việc thu thập và lưu giữ tế bào gốc máu cuống rốn không vi phạm đạo đức.

Những nghiên cứu gần đây cũng đã cho thấy tế bào gốc hệ tạo máu có thể biệt hóa thành những tế bào của những mô khác: Cơ (cơ vân, cơ tim), tế bào não, tế bào gan, tế bào da, tế bào phổi, tế bào thận, tế bào ruột và tế bào tuyến tụy. Vì thế, trong tương lai nhiều bệnh lý không chỉ riêng về huyết học có thể được chữa trị. Trong đó, có 4 bệnh lý được nghiên cứu ứng dụng điều trị gần đây nhất là: Tổn thương não; tiểu đường tuýp 1; tim mạch và tổn thương tủy sống.

2. Thời điểm và quy trình lấy máu cuống rốn

Máu cuống rốn được thu thập từ dây rốn qua tĩnh mạch dây rốn. Sau đó được cho vào túi dẻo có chất chống đông ngay sau khi sinh. Quy trình thu thập máu cuống rốn chỉ mất từ 2-3 phút và diễn ra như sau:

+ Ngay sau khi mẹ sinh bé, nhân viên y tế sẽ kẹp 1 đoạn cuống rốn dài ít nhất 10 cm.

+ Có thể cắt ngay đoạn cuống rốn này để lấy mẫu máu hoặc chờ đến sau khi sổ nhau.

+ Sát trùng bề mặt dây rốn bằng dung dịch Povidone – Iodine.

+ Chọc kim của túi thu thập vào tĩnh mạch dây rốn và tiến hành lấy máu.

+ Kẹp dây túi thu thập và rút kim ra.

+ Lắc túi thu thập nhẹ nhàng để trộn đều máu với chất chống đông.

- Advertisement -