CÓ NÊN HÂM ĐI HÂM LẠI SỮA MẸ SAU KHI RÃ ĐÔNG HAY KHÔNG?

Sữa mẹ là thức ăn dinh dưỡng tốt nhất dành cho bé. Sữa cung cấp cho con bạn sự khởi đầu tốt nhất trong cuộc sống. Đây là lý do tại sao tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu. Tuy nhiên, bà mẹ nên biết cách rã đông và hâm nóng sữa mẹ đúng cách để đảm bảo tối đa nguồn dinh dưỡng cho con.

I. Hâm nóng sữa mẹ

Sữa mẹ nên được giữ ở tầm 40 độ C, tránh làm biến chất cùng dinh dưỡng cần thiết trong sữa. Vì thế, mẹ không nên hâm sữa nóng trong nước có nhiệt độ cao.

Hâm nóng sữa mẹ tưởng chừng đơn giản nhưng lại khiến cho nhiều bà mẹ loay hoay và lúng túng vì không biết cách hâm sữa của mình đã chuẩn chưa. Có 2 lầm tưởng lớn mà nhiều mẹ vẫn hay mắc phải:

1. Sữa hâm nóng mất nhiều dinh dưỡng

Thực tế rằng, chỉ hâm sữa sai cách mới khiến dinh dưỡng mất đi. Khoa học đã chứng minh lượng vitamin cũng như kháng thể của sữa mẹ sẽ hao hụt đi khi bị tiếp xúc nhiệt độ cao hoặc khi bị tác động mạnh của việc lắc sữa mạnh.

Có nhiều cách hâm sữa cho mẹ như sử dụng lò vi sóng, hâm bằng nước nóng, dùng máy hâm… tuy nhiên, mẹ nên có sự kiểm soát cẩn trọng về thời gian hâm cũng như nhiệt độ tiếp xúc, để có thể giữ nguyên được lượng dinh dưỡng sữa mẹ.

Hiện nay sử dụng máy hâm sữa là phương pháp được các mẹ sử dụng nhiều nhất và được nhận xét là khả năng giúp bảo toàn dinh dưỡng tối ưu tốt hơn hẳn các phương pháp khác. Mẹ vừa có thể đảm bảo thời gian cũng như nhiệt độ kiểm soát giúp chất lượng của sữa không bị hao hụt.

2. Hâm nóng sữa và để tự nguội đến tầm 37 độ C là dùng được

Sữa mẹ nên được giữ ở tầm 40 độ C

Nhiều mẹ lại muốn sữa ra đông nhanh chóng nên dùng lò vi sóng, hay ngâm nước sôi. Hai cách này đều dễ dàng khiến sữa bị nóng già nhanh chóng phá huỷ vitamin và kháng thể thiết yếu trong sữa, khiến sữa mẹ mất dinh dưỡng quý báu.

Đầu tiên, để rã đông sữa, bà mẹ nên chuyển từ ngăn đông/ngăn đá tủ lạnh xuống ngăn mát vào buổi tối trước ngày sử dụng. Có thể mất từ 8 – 24 tiếng để sữa tan hoàn toàn do đó để qua đêm là tiện nhất.

  •  3 nguyên tắc vô cùng quan trọng các mẹ nên nhớ khi hâm nóng sữa mẹ cho con ăn đó là:
    • Không được hâm sữa quá lâu ở nhiệt độ cao. (Sữa mẹ nên được giữ ở tầm 40 độ C)
    • Phải sử dụng sữa đã hâm trong vòng 1 giờ.
    • Không được hâm đi hâm lại sữa.

II. Sữa mẹ ủ trong máy hâm được bao lâu?

Vi khuẩn có thể sống ở cả hai nhiệt độ nóng và lạnh, nhưng chúng có thể sống, phát triển tốt nhất ở điều kiện ấm, ẩm và đặc biệt là môi trường giàu protein. Sữa của mẹ có thể bị hỏng nếu như mẹ để trong máy hâm sữa thời gian dài. Đó là lý do mà các nhà sản xuất cũng khuyến cáo bà mẹ chỉ nên để bình sữa trong máy khoảng 1 giờ đồng hồ.

III. Sữa mẹ vừa vắt có cần hâm nóng?

Các chuyên gia khuyên rằng, việc bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ trong phòng không nên kéo dài quá 4 giờ; trời nóng là dưới 1 giờ.

Sữa mẹ sau khi vắt nếu bé ăn ngay thì không cần hâm nóng. Còn nếu bé không ăn ngay, sữa vắt xong, các mẹ nên để ở ngăn mát tủ lạnh. Khi hâm sữa cho bé, bà mẹ nên san sang 1 bình khác 1 lượng sữa đủ c

IV. Có nên hâm đi hâm lại sữa mẹ hay không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa mẹ sau khi vắt ra nếu để nhiệt độ phòng có thể sử dụng trong vòng 4 giờ. Nhưng với sữa mẹ đã trữ đông và hâm nóng, chỉ nên sử dụng trong vòng 1 giờ. Với lượng sữa đã hâm nóng bé bú còn thừa, mẹ không nên giữ lại bảo quản tiếp. Tốt nhất, mẹ nên đổ bỏ đi, không nên hâm lại cho bé dùng lần sau, vì lúc này vi khuẩn có thể sinh sôi và gây bệnh cho bé, ảnh hưởng đến quá trình phát triển cho bé.

Với sữa mẹ trữ đông, mẹ cần phải để sữa dưới ngăn mát tủ lạnh để rã đông sau đó mới hâm sữa. Tuyệt đối không cho bé bú lại sữa đã sử dụng sau 1 tiếng đồng hồ, điều này rất dễ khiến bé đau bụng, gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa, tiêu chảy.

Bà mẹ nên nhớ rằng sữa mẹ chỉ được hâm 1 lần duy nhất sau khi rã đông, không nên hâm đi hâm lại để đảm bảo các dưỡng chất, vitamin và kháng thể không bị chuyển hóa hay biến mất; cũng như vi khuẩn xấu không có khả năng xâm nhập vào sữa.

BP-Tổng hợp

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây