Thứ Ba, Tháng Tư 16, 2024
Trang chủCẩm nang cho mẹSAU KHI XÔNG HƠI CÓ NÊN TẮM ?

SAU KHI XÔNG HƠI CÓ NÊN TẮM ?

Xông hơi từ xa xưa đã là một trong những phương pháp chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp rất tốt và được đánh giá cao, thế nhưng không phải ai cùng biết xông hơi đúng cách và mang lại hiệu quả tốt nhất. Vậy xông hơi như thế nào cho đúng và xông hơi xong có nên tắm không?

Hiện nay trên thị trường các nhà sản xuất đã cho ra đời rất nhiều loại máy xông hơi và phòng xông hơi, phục nhu nhu cầu và giúp các chị em tiết kiệm được khá nhiều thời gian mà vẫn có thể chăm sóc cho bản thân và gia đình một cách tốt nhất. Thế nhưng, việc gì cũng có 2 mặt của nó, phương pháp xông hơi sẽ mang lại rất nhiều lợi ích nhưng cũng sẽ phản tác dụng nếu như bạn thực hiện sai cách.

Trên thị trường hiện nay phổ biến rất nhiều loại hình xông hơi nhưng phổ thông nhất vẫn là hai dòng xông hơi ướt và xông hơi khô.

Xông hơi khô thường dùng đá sỏi đun nóng để làm tăng nhiệt độ phòng (khoảng 60 độ C), giúp mồ hôi vã ra rất nhiều. Còn xông hơi ướt giúp bài tiết mồ hôi, hơi nước còn làm ẩm da. Các độc tố thải qua các lỗ chân lông, giúp giải cảm. 

Vậy “ Sau khi xông hơi có nên tắm không ? “

Ở phưởng Tây sau khi xông hơi họ thường tắm và tắm rất nhiều lần, các bước xông hơi của họ bao gồm tắm, thư giãn trong phòng xông hơi, kết thúc quá trình xông và ra khỏi phòng xông hơi, tắm hoặc bơi, nếu cơ thể họ cho phép thì có thể lặp lại nhiều lần. Có thể thấy tắm sau khi xông hơi được nhiều người phương Tây áp dụng và cho rằng bình thường.Tuy nhiên, trên thực tế thì phương Tây là xứ sở lạnh, con người sống ở đây có thân nhiệt cao hơn nhiệt độ môi trường, nên khi có sự thay đổi nhiệt độ từ phòng xông hơi qua nước là hoàn toàn bình thường. Đối với người Việt Nam, do sống trong môi trường khí hậu nhiệt đới, nên việc thay đổi nhiệt độ đột ngột của cơ thể là rất nguy hiểm, nhất là những người bệnh, có sức khoẻ yếu.

Theo các chuyên gia y học, sau khi xông hơi xong bạn tuyệt đối không nên tắm lại, dù là nước ấm hay nước lạnh. Đó là bởi vì sau khi xông hơi, tiếp xúc với hơi nóng khiến lỗ chân lông trên da sẽ dãn nở và hút nước, nếu bạn đi tắm luôn trong thời gian này sẽ khiến các lỗ chân lông co bít lại, giữ nước và gây ứ trệ, giảm lưu thông khí huyết, khiến cơ thể đau nhức và nguy cơ bị cảm lạnh, tổn thương phổi và hệ tiêu hóa…

Những lưu ý cần biết khi xông hơi

+ Cần tắm vệ sinh cơ thể trước, sau đó mới xông hơi nóng, rồi lau lại bằng khăn khô, sạch trước khi làm massage. Sau 6h xông hơi bạn mới có thể đi tắm.
+ Sau khi dùng bữa, tiệc tùng bụng đang còn no hoặc đang đói, đang mệt thì không được xông hơi, massage vì không có lợi cho sức khỏe nhất là tim mạch.
+ Không nên xông hơi massage nhất là khi bị sốt cao, rối loạn tim mạch hay đau mắc các bệnh ngoài da, đang bị bệnh chàm.
+ Phụ nữ đang có kinh nguyệt, đang mang thai cũng không nên xông hơi, massage.
+ Khi xông nên hít từ từ bằng đường mũi và thở ra bằng đường miệng sẽ giúp bạn dễ dàng hít thở hơn trong phòng xông hơi.

Và đặc biệt không được xông hơi liên tục trong tuần. Theo y học cổ truyền, xông hơi liên tục sẽ làm cho cơ thể mất nhiều dương khí (năng lượng), bên cạnh đó còn có thể gây ảnh hưởng đến tim mạch. Nếu cần thiết lắm thì bình quân cách khoảng 3 ngày xông một lần.

Hiện nay, có nhiều chị em phụ nữ áp dụng xông hơi khô thường xuyên để giảm cân. Điều này là không nên, vì sẽ làm mất nước nhanh, nhiều sẽ gây hại cho sức khỏe. Khi xông, nên hít sâu vào buồng phổi bằng đường mũi, nín lại vài giây rồi thở ra từ từ bằng đường miệng. Sau khi xông, nên dùng một tách trà gừng nóng, hay bạc hà ấm có pha chút đường sẽ cảm thấy sảng khoái… Và khi xông hơi xong tốt hơn cả chúng ta nên dùng một bát súp nhỏ, hay cháo cá nóng sau khi xông hơi. Xoa bóp, đó là liệu pháp dinh dưỡng giúp thông kinh, hoạt huyết rất hữu ích. Phụ nữ ở tuổi 49 trở đi rất cần xông hơi, massage để giúp cơ thể điều chỉnh các rối loạn về nội tiết, khí huyết.

- Advertisement -