Phương pháp Keto hiện đang là từ khóa được các các tín đồ giảm cân tìm kiếm cũng như chia sẻ nhiều dạo gần đây. Keto ngoài tác dụng cải thiện vóc dáng còn được biết rằng rất tốt cho việc cải thiện sức khỏe.
Phương pháp giảm cân Keto có tên đầy đủ là Ketogenic) là là chế độ ăn ít carbohydrate và nhiều chất béo có lợi cho cơ thể.
Khi lượng carbohydrate nạp vào cơ thể bị cắt giảm, cơ thể bạn sẽ rơi vào trạng thái gọi là “Ketosis”. Ở trạng thái Ketosis, cơ thể bạn sẽ đốt cháy năng lượng nhiều hơn. Đồng thời, tuyến tụy cũng sẽ chuyển hóa chất béo thành ketone, cung cấp năng lượng cho não bộ. Phương pháp Keto có thể làm giảm đáng kể lượng đường máu và nồng độ insulin. Việc này có thể mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn.
Carbohydrate là một trong ba dưỡng chất đa lượng có trong thực phẩm, thường xuất hiện dưới dạng đường tự nhiên, tinh bột và chất xơ. Khi vào cơ thể sẽ, carb chuyển hóa thành đường glucose để hấp thụ vào máu, tạo thành năng lượng để hoạt động. Phần glucose không sử dụng hết sẽ chuyển thành dạng dự trữ là glycogen trong gan và cơ. Nếu tiếp tục dư thừa glycogen, glucose chuyển thành chất béo để dự trữ năng lượng dài hạn.
=> Chính vì vậy, phương pháp keto diet hướng đến cắt giảm carb để không nạp thêm đường, đồng thời sử dụng chất béo dự trữ sẵn có để sản sinh năng lượng. Khi ở chế độ thiếu carb, gan sẽ giải phóng chất béo thành axít béo và ketone để thay thế glucose, đưa cơ thể vào trạng thái trao đổi chất gọi là ketosis ( đốt cháy nhiều mỡ trong cơ thể).
Phương pháp keto diet sẽ giảm hoặc loại trừ các thực phẩm có chứa carbohydrate như bánh mì, ngũ cốc, thực phẩm làm từ gạo, rau củ có tinh bột (khoai tây, khoai lang, ngô), trái cây, các loại đậu, thực phẩm có đường tinh luyện. Thay vào đó, bạn được khuyến khích tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh có trong cá biển, sữa nguyên kem, phô mai, bơ, các loại hạt, quả bơ, dầu ô liu, dầu dừa và các nguồn protein như thịt, cá, trứng. Chế độ ăn keto tiêu chuẩn gồm 60% chất béo, 30% protein, 10% carb. Từ 2 đến 4 ngày ăn ít hơn 50gr carb (tương đương một củ khoai lang hay một lát bánh mì lúa mạch đen), cơ thể sẽ đạt được trạng thái ketosis.
Ngoài giảm cân, phương pháp keto diet còn mang đến một số lợi thế cho sức khỏe như điều chỉnh lượng đường trong máu (thậm chí dưới sự giám sát y tế, chế độ ăn này còn giúp điều trị bệnh tiểu đường type 2, theo Tiến sĩ – bác sĩ y khoa Stephen Phinney). Vì giảm đáng kể lượng đường trong cơ thể nên nó cũng có tác dụng giảm viêm. Trong khi đó, bác sĩ tim mạch Luiza Petre cho rằng ketogenic diet có thể gián tiếp làm giảm huyết áp thông qua việc cải thiện tình trạng béo phì. “Giảm cân vẫn là biện pháp can thiệp số một, sau đó là giảm muối và tập thể dục để cải thiện huyết áp”, Luiza cho biết.
PHƯƠNG PHÁP KETO CÓ TỐT HOÀN TOÀN
Những người mới chuyển sang phương pháp keto sẽ gặp phải các tác dụng phụ, thường được gọi là “cúm keto”, ví dụ như mệt mỏi, uể oải (do mức năng lượng thấp), sương mù não, khó ngủ, buồn nôn, táo bón, rối loạn tiêu hóa, hôi miệng (có mùi tương tự acetone vì sự phân hủy của axít acetoacetic)… Trong một nghiên cứu vào năm 2015, các chuyên gia cũng xác nhận rằng chế độ ăn giàu chất béo sẽ kích thích sản sinh dầu trên da, khiến rủi ro mọc mụn tăng lên. Chưa kể chế độ ăn keto còn cắt giảm các loại rau xanh, trái cây, gây nên tình trạng da khô và sần sùi.
Trong trái cây có chứa đường và nên ăn ở mức độ vừa phải, nó vẫn là một nguồn chất xơ, vitamin và khoáng chất quan trọng. Phương pháp Keto diet có thể khiến bạn bỏ qua những dưỡng chất quan trọng đó. “Chất xơ không chỉ bảo vệ, chống lại bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, nó còn là một yếu tố giúp làm đầy (hạn chế cảm giác thèm ăn), cuốn theo cặn đường ruột và hạn chế tình trạng táo bón”, Libby Parker, chuyên gia dinh dưỡng về điều trị và phòng ngừa rối loạn ăn uống, cho biết.
Hơn nữa, nhiều người không thực sự hiểu rõ nguyên tắc của chế độ ăn keto, dẫn đến ăn vô tội vạ thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn có chứa nhiều chất béo bão hòa, làm tăng cholesterol trong máu, ảnh hưởng tới gan và thận.
Chế độ ăn keto tiêu chuẩn gồm 60% chất béo, 30% protein, 10% carb. Từ 2 đến 4 ngày ăn ít hơn 50gr carb (tương đương một củ khoai lang hay một lát bánh mì lúa mạch đen), cơ thể sẽ đạt được trạng thái ketosis.
Một điểm cần lưu ý
- Khi ketone được tạo ra quá nhiều và tích tụ lại, nó gây ra tình trạng ketoacidosis, làm tăng axít trong máu và mất nước. Khi thiếu carb, cơ thể sản xuất ít insulin hơn và lượng glycogen trong cơ bắp và gan bị cạn kiệt. Cứ 1 gr glycogen mất đi, cơ thể sẽ mất 3 gr nước, các chất điện giải như magie, canxi, natri và cali cũng mất theo, gây hiện tượng chuột rút, nhịp tim không đều, mệt mỏi, nhận thức kém và thiếu kiểm soát nhiệt độ cơ thể.
- Ngoài ra, chế độ ăn keto không được dùng cho phụ nữ mang thai, những người mắc bệnh gan, thận hoặc phổi và cũng không dành cho trẻ em vì có thể gây chậm phát triển.
Kết luận:
Một nghiên cứu vào năm 2009 của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ chứng minh rằng cơ thể của những người áp dụng phương pháp keto không còn giữ được trạng thái ketosis sau 6 tháng dù vẫn duy trì nguyên tắc ăn uống khắt khe. Điều này cho thấy keto diet chỉ là một giải pháp ngắn hạn và khó có kết quả lâu dài, chưa kể đến những hệ lụy khó lường. Sau khi đã đạt được cân nặng bằng keto diet, bạn nên hướng đến một chế độ ăn quân bình, cân bằng các chất dinh dưỡng kết hợp với tập luyện thể thao và rèn luyện sức khỏe tinh thần.
Đặc biệt, cơ chế trao đổi chất của mỗi người là khác nhau. Hiệu quả và tác động lâu dài của mọi phương pháp ăn kiêng giảm cân đều phụ thuộc vào mục tiêu, lối sống và thói quen ăn uống của từng cá nhân. Không có phương pháp đúng cho tất cả mọi người. Hơn nữa bạn đừng quá đặt nặng mục tiêu giảm cân hơn là lối sống lành mạnh và sức khỏe của chính mình.