Thứ Bảy, Tháng Tư 13, 2024
Trang chủGia đình và Cuộc sốngNHỮNG LƯU Ý KHI CHO TRẺ NẰM ĐIỀU HÒA

NHỮNG LƯU Ý KHI CHO TRẺ NẰM ĐIỀU HÒA

Vào mùa hè thời tiết nóng nực, oi bức khiến cơ thể chúng ta mệt mỏi, khó chịu. Nhiều khi chúng ta càng dùng quạt thì lại thấy càng nóng, ngột ngạt hơn. Chính vì vậy mà hiện nay điều hòa là vật cứu nguy cho hầu hết các gia đình trong ngày nắng nóng, nhất là những gia đình có trẻ nhỏ. Tuy nhiên cách dùng sao cho đúng thì chưa chắc chúng ta đã biết để phòng trách các bệnh thường gặp do dùng điều hòa.

Tham khảo thêm bài: KIÊNG ĐIỀU HÒA CHO TRẺ, ĐÚNG HAY SAI?

Để phòng tránh những bệnh dễ mắc phải khi trẻ nằm điều hòa, chúng ta hãy tham khảo một số chú ý dưới đây để giúp trẻ thoải mái nằm điều hòa mà không lo mắc bệnh.

Thời gian dùng điều hòa

Dùng điều hòa mát thật đó, thích thật đó nhưng không vì thế mà chúng ta quá lạm dụng nó. Dù thời tiết có nóng đến mấy, bạn cũng lưu ý rằng không nên để trẻ nằm điều hòa 24/24 giờ.

a.Ban ngày

Ban ngày bạn có thể bật điều hòa với thời gian lâu hơn, do nhiệt độ ban ngày vào những ngày nắng nóng đỉnh điểm có thể gây nóng bức khó chịu suốt cả ngày. Nhưng bạn cũng không nên để cho trẻ ở trong phòng có điều hòa quá lâu, sẽ gây những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của trẻ.

Khi ở môi trường nhiệt độ thấp trong phòng điều hòa thời gian lớn hơn 3 tiếng trở lên sẽ làm cho da bị khô, cơ thể mất nước nếu không được bổ sung nước liên tục đồng thời gây ra những bệnh về đường hô hấp và nhiều biến chứng nguy hiểm do sức đề kháng cơ thể trẻ còn yếu, không thể thích nghi lâu được trong điều kiện nhiệt độ thấp thời gian dài. Từ khoảng 11 giờ trưa đến 3 giờ chiều là thời gian lý tưởng để bạn bật điều hòa cho bé ngủ trưa, còn những thời gian còn lại bạn nên tùy theo thời tiết để cân nhắc có nên dùng hay không dùng điều hòa .

Hãy để trẻ tiếp xúc với không khí tự nhiên, khoảng 3-4 giờ sử dụng bạn nên tắt điều hoà. Và khi ngoài trời bớt nóng bạn nên mở cửa cho không khí bên ngoài lùa vào phòng.

b.Ban đêm

Vào ban đêm, bạn nên khi bật điều hòa trước khi cho trẻ đi ngủ cần phải bật trước 10 – 15 phút để làm mát phòng. Sau đó mới cho trẻ vào phòng để trẻ có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ và ngủ sâu hơn. Cũng không nên để trẻ nằm điều hòa cả đêm vì ban đêm, nhiệt độ thường xuống thấp hơn và chỉ nên hẹn giờ điều hòa sau 2-3 tiếng sử dụng và có thể dùng quạt cũng đủ làm trẻ mát mà không bị thức giấc.

Điều chỉnh luồng gió lạnh điều hòa tránh thổi trực tiếp lên người trẻ

Trẻ còn nhỏ hệ hô hấp còn nhạy cảm, nếu bạn để gió điều hòa thổi thẳng vào người trẻ thì rất dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, viêm phế quản, viêm phổi… Chính vì thế mà vị trí đặt điều hòa hay giường ngủ, vị trí ngồi chơi của trẻ là rất quan trọng. Bạn nên bố trí điều hòa ở vị trí cao, lệch giường ngủ, ngoài tầm thổi của quạt gió. Đồng thời điều chỉnh luồng gió đều, tốc độ thổi vừa phải, nhiệt độ điều chỉnh phù hợp khi cần.
Hơn nữa, bạn cũng thường xuyên kiểm tra xem trẻ có biểu hiện bị lạnh hay thân nhiệt có tăng cao bất thường không. Tốt nhất nên đắp chăn cho trẻ và giữ ấm những phần cơ thể như mặc quần áo dài tay, đeo tất, bao tay, che kín vùng cổ, bụng để tránh cho trẻ bị ốm sốt.

Điều chỉnh nhiệt độ thích hợp

Điều chỉnh nhiệt độ là việc tưởng chừng rất dễ nhưng nó hoàn toàn ngược lại. Thân nhiệt cơ thể giữ trẻ nhỏ và người lớn có chút khác biệt. Vì vậy việc điều chỉnh nhiệt độ điều hòa sao cho đúng cách và không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ cũng là điều mỗi chúng ta cần biết. Bạn cần căn cứ vào nhiệt độ phòng để điều chỉnh sao cho hợp lý, lời khuyên cho bạn là nên đặt nhiệt độ điều hòa chênh thấp hơn từ 6-10 độ C so với nhiệt độ bên ngoài.

Đặc biệt, đối với những trẻ nhỏ có sức đề kháng kém bạn cần chú ý không nên để nhiệt độ chênh quá nhiều. Mức nhiệt mát vừa phải, giúp trẻ không bị nóng cũng như không bị lạnh là tốt nhất cho sức khỏe của trẻ. Theo khuyến nghị của các chuyên gia, nhiệt độ lý tưởng khi sự dụng điều hòa nên từ 25-28 độ C.

Với trẻ dưới 3 tuổi, nhiệt độ điều hòa phù hợp trong khoảng 26 – 27 độ C. Trẻ sơ sinh nên để 28 – 29 độ C.

Quy tắc 3 phút

Bạn nên lưu ý quy tắc 3 phút để trẻ không bị sốc nhiệt do thay đổi nhiệt độ đột ngột.

Trước khi đưa trẻ ra ngoài, nên tắt điều hòa trước 3 phút, mở toàn bộ cửa phòng để trẻ thích nghi với nhiệt độ ngoài trời. Hoặc mở cửa phòng trước đó 3 phút cho bé vui chơi ở gần đó và quen dần với luồng không khí nóng bên ngoài mới hẳn để bé ra khỏi phòng.

Ngược lại, khi trẻ vừa đi ngoài trời về, không cho trẻ vào phòng điều hòa ngay vì sẽ rất nguy hiểm. Cần phải lau sạch mồ hôi và cho trẻ nghỉ ngơi, ngồi quạt trong khoảng 3 phút để trở về trạng thái thân nhiệt bình thường rồi mới vào phòng điều hòa.

Duy trì độ ẩm thích hợp

Bạn lo lắng thường xuyên sử dụng điều hòa trong phòng kín sẽ khiến cơ thể thiếu độ ẩm gây nên tình trạng khô da và gây nên các bệnh về đường hô hấp ảnh hưởng đến sức khỏe . Để khắc phục điều này, bạn có thể đặt một chậu nước trong phòng để tăng độ ẩm không khí hoặc sử dụng máy tạo ẩm.

Tuy nhiên nếu độ ẩm dư thừa cũng tạo ra điều kiện thuận lợi cho nấm mốc, vi khuẩn tấn công con người.

Đảm bảo vệ sinh


Bạn nên chú ý về việc vệ sinh máy điều hòa định kỳ, tránh các loại nấm mốc, mầm bệnh lưu trú trong máy. Đồng thời phòng bật điều hòa thường xuyên cũng phải được dọn dẹp sạch sẽ. Khi không bật điều hòa, mở cửa phòng cho thoáng khí.

a.Vệ sinh phòng bật điều hòa

Bạn cần chú ý thường xuyên quét dọn căn phòng sạch sẽ, lau dọn để tránh căn phòng bị tù túng, ẩm mốc dễ bị vi khuẩn xâm hại dễ sinh bệnh. Sau khi bật điều hòa qua đêm, nên mở cửa phòng để giúp cho không khí được lưu thông và làm cho các khí hại còn lại trong phòng sẽ được đẩy bớt ra ngoài.

b.Bảo dưỡng điều hòa thường xuyên

Nên theo dõi vệ sinh, bảo dưỡng định kỳ cho điều hòa vì điều hòa bật liên tục cũng sẽ làm tích tụ vi khuẩn, dễ làm trẻ nhỏ mắc bệnh. Cần phải vệ sinh điều hòa thường xuyên, khoảng 1-2 tuần một lần và chú ý làm sạch bụi bẩn, nấm mốc bám lại trong máy. Đồng thời trong khoảng thời gian vài tháng bạn cũng nên thuê thợ bảo dưỡng định kỳ. Với chuyên môn và kinh nghiệm lâu năm của họ cũng sẽ đảm bảo điều hòa chạy tốt hơn, tiết kiệm tiền và thời gian của bạn.

Chăm sóc trẻ

+ Nên cho trẻ uống nhiều nước, đặc biệt là trong thời tiết nóng bức và khi trẻ ở phòng điều hòa nhiều, để tránh hiện tượng mất nước. Hiện tượng mất nước ở trẻ nhỏ sẽ làm suy giảm cơ chế bảo vệ tại chỗ vệ sinh đường thở.
+ Nên nhỏ mũi thường xuyên cho bé bằng dung dịch nước muối sinh lý để giữ độ ẩm cần thiết trong cơ thể, tránh khô mũi.
+ Cho bé ăn những loại thức ăn, đồ uống giải nhiệt như nước cam nước chanh, nước cam…
+ Khi trẻ ngủ, hãy đắp một tấm chăn mỏng, đặc biệt che kín vùng bụng, tránh lỗ chân lông giãn nở dễ dẫn tới bị cảm lạnh. Cần chọn cho trẻ những bộ quần áo thấm mồ hôi tốt như đồ cotton.
+ Khi trẻ có triệu chứng khó thở, thở co thắt vùng ngực thì cần đưa trẻ đi khám, không được tự ý mua thuốc điều trị cho trẻ.
Tuy nhiên, nếu thời tiết không nóng bức thì không cần thiết phải cho em bé sử dụng điều hòa. Gió và khí trời tự nhiên, thậm chí là gió quạt vẫn là tốt nhất cho bé và tất cả chúng ta.

MILK-ST


- Advertisement -