Tóc bết dính là nỗi ám ảnh với không ít người vì nó khiến cho bạn trở nên thiếu tự tin khi giao tiếp với người khác. Đặc biệt, nếu hiện tượng này kéo dài còn dễ dẫn đến các bệnh lý về da đầu. Vậy nguyên nhân gây tóc nhiều dầu bết dính do đâu? Điều trị bằng cách nào cho hiệu quả? Hãy cùng mình đi tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây nhé.

Tóc bết là gì?
Tóc bết là tình trạng tóc đổ bóng dầu gây bết dính, tạo cảm giác như đầu bết bẩn mặc dù vừa mới gội. Tóc bết dầu gây mất đi sự bồng bềnh, quyến rũ của mái tóc, khiến chị em không chỉ mất đi sự tự tin mà cũng “bối rối” trong việc chăm sóc tóc.
Nguyên nhân gây ra mái tóc bết dầu
Gội đầu quá nhiều | Gội đầu nhiều, bạn sẽ làm mất đi lượng dầu tự nhiên cần thiết cho tóc. Khi đó, tuyến dầu sẽ phải hoạt động nhiều hơn để giữ cân bằng dưỡng chất cho tóc |
Chải và vuốt tóc liên tục | Khi vuốt tóc, không chỉ dầu mà còn vi khuẩn sẽ vô tình từ bàn tay vào tóc và khiến dầu lan rộng theo hướng bạn vuốt. Việc chải đầu cũng tương tự. |
Buộc tóc quá chặt | Buộc tóc quá chặt sẽ khiến da đầu bị “bí” không thể thở được, dầu nhờn sẽ tích tụ ở phần chân tóc nhiều hơn. |
Tác nhân thời tiết, môi trường | Nhất là vào mùa hè, thời tiết nắng nóng cùng độ ẩm không khí cao sẽ kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, làm tóc bạn nhanh bết dính và và bóng dầu. |
Sự mất cân bằng nội tiết | Lượng dầu sản xuất bởi các tuyến bã nhờn phụ thuộc vào hormone. Việc mất cân bằng nội tiết tố có thể làm tăng mức độ tiết dầu |
Sử dụng quá nhiều sản phẩm tóc | Bôi sáp, gel, thuốc xịt tóc và không tẩy kỹ lưỡng cũng làm tăng chất nhờn, kích ứng và ngứa da đầu |
Căng thẳng | Căng thẳng có thể thúc đẩy việc sản xuất bã nhờn trên da và tóc do tăng tiết hormone tuyến thượng thận |

Phương pháp chữa trị tóc bết dầu
Dầu gội khô
Dầu gội khô là một trong những vật dụng không thể thiếu của các cô nàng có mái tóc dầu. Đây là cách nhanh nhất giúp loại bỏ chất dầu trên da đầu. Ngoài ra, nó còn giúp mái tóc bạn bồng bềnh và giữ nếp tóc tốt hơn.
Dầu gội khô còn rất thích hợp để bạn có thể mang đi du lịch. Tuy nhiên, dầu gội khô có chứa nhiều thành phần không tốt cho tóc và nó cũng không giúp loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn trên da đầu. Vì thế, hãy làm sạch tóc ngay khi có thể để tránh những hư tổn không mong muốn.
Phấn em bé/baking soda
Bạn có thể dùng phấn em bé hoặc baking soda (muối nở) để hấp thụ bớt dầu trên tóc. Phấn sẽ có mùi thơm thoang thoảng, rất thích hợp nếu bạn thích mùi hương này. Nếu không, bạn hãy chọn baking soda vì nó có mùi rất nhẹ nên có thể dùng thoải mái mà chẳng ngại người khác nhận ra.
Cách làm: Hãy dùng ít bột phấn hoặc baking soda rắc lên phần chân tóc và lấy tay lùa qua tóc để phân tán đều trên da đầu. Cuối cùng, dùng một chiếc lược thật sạch để chải lại 2,3 lần đến khi chúng hấp thụ hết dầu nhờn trên tóc bạn.
Chanh
Chanh là một nguyên liệu thiên nhiên mà bạn dễ dàng tìm kiếm. Chanh giúp trung hòa và loại bỏ nhanh lượng dầu nhờn trên tóc do dầu trên da đầu có tính kiềm, còn chanh có tính axit. Đồng thời chanh còn bổ sung vitamin C cần thiết để nuôi dưỡng mái tóc hư tổn.
Nguyên liệu và dụng cụ:
- 1/4 ly nước cốt chanh.
- 2 ly nước.
- Bình chứa dạng xịt
Thực hiện:
- Bước 1: Pha hỗn hợp chanh và nước với nhau rồi cho vào lọ đựng.
- Bước 2: Lắc đều và xịt trực tiếp lên phần chân tóc rồi để khô tự nhiên.
Nếu có thời gian, bạn hãy ủ hỗn hợp này với tóc từ 35 – 40 phút, áp dụng từ 2 – 3 lần mỗi tuần.

Muối
Muối sẽ giúp tóc hết bết dính, loại bỏ bụi bẩn còn dầu gội sẽ làm tóc mềm và tránh khô xơ. Phương pháp này còn giúp bạn có mái tóc chắc khỏe và sạch gàu.
Nguyên liệu:
- 3 muỗng cà phê muối.
- 2 muỗng dầu gội bạn đang sử dụng.
Cách pha chế: Trộn đều hỗn hợp muối và dầu gội cho đến khi muối tan hoàn toàn.
Thực hiện:
- Bước 1: Massage da đầu với hỗn hợp này trong 5 phút và để thêm 5 – 10 phút nữa.
- Bước 2: Xả sạch tóc bằng nước. Tốt nhất là dùng nước lạnh.
Lưu ý: Chỉ nên áp dụng cách làm này khoảng 1 lần/tuần. Việc làm thường xuyên có thể khiến tóc, da đầu khô bị khô.
Sử dụng giấm táo
Giấm táo có chứa axit axetic giúp cân bằng độ pH cho da đầu, kiểm soát lượng dầu tiết ra sau khi gội đầu.
Nguyên liệu:
- 2 – 3 muỗng canh giấm táo
- 1 cốc nước.
Cách pha chế: Trộn đều hỗn hợp giấm táo và nước.
Thực hiện:
- Bước 1: Gội đầu như bình thường bằng dầu gội để loại bỏ các bụi bẩn trên tóc.
- Bước 2: Dùng hỗn hợp vừa trộn để xả tóc.
- Bước 3: Để nó trong một vài phút trước khi rửa sạch bằng nước lạnh.
- Bạn có thể thực hiện 3 – 4 lần/tuần.
Sử dụng nước trà xanh
Trà xanh không chỉ có khả năng trị tóc bết, mà còn nuôi dưỡng tóc từ gốc đến ngọn. Chỉ cần vài bước đơn giản, bạn đã có thể sở hữu mái tóc mềm mượt.
Nguyên liệu:
- Nửa tách trà xanh.
- 1 Cốc nước.
Cách pha chế:
- Bước 1: Lấy một nửa tách trà xanh vào một cốc nước và đun sôi trong nồi.
- Bước 2: Đun nhỏ lửa trong 5 phút.
- Bước 3: Lọc lấy nước trà và để nguội bớt.
Thực hiện:
- Bước 1: Thoa hỗn hợp trà xanh lên da đầu và ủ từ 30-45 phút.
- Bước 2: Rửa sạch lại với nước.
Bạn cần thực hiện một lần một tuần.

Sử dụng nha đam (lô hội)
Nha đam sẽ giúp kiểm soát sự tiết bã nhờn và làm cho tóc bạn mềm mại. Dưỡng chất của nó khi thẩm thấu vào trong da dầu còn có thể kích thích tóc mới mọc lên.
Nguyên liệu:
- 1 – 2 Muỗng cà phê gel nha đam.
- 1 Muỗng nước cốt chanh
- 1 Cốc nước
Cách pha chế:
- Bước 1: Cho 1 – 2 muỗng cà phê gel nha đam vào một muỗng nước cốt chanh.
- Bước 2: Cho thêm một cốc nước vào hỗn hợp trên và trộn đều.
Thực hiện:
- Bước 1: Gội đầu như bình thường với dầu gội
- Bước 2: Massage da đầu bằng hỗn hợp trên trong 1-2 phút. Sau đó ủ nó trong 5-10 phút.
- Bước 3: Rửa sạch bằng nước lạnh.
Bạn có thể sử dụng phương pháp này mỗi ngày một lần để đạt hiệu quả tốt nhất.
Sử dụng dầu dừa
Dầu dừa có nhiều dưỡng chất, không những có thể kiểm soát lượng dầu thừa trên tóc mà còn giúp tóc bạn bóng mượt và chắc khỏe.
– Nguyên liệu: Dầu dừa nguyên chất
– Thực hiện:
- Bước 1: Lấy một ít dầu dừa nguyên chất ra lòng bàn tay.
- Bước 2: Chà xát giữa hai lòng bàn tay, sau đó thoa dầu đều lên da đầu và tóc của bạn.
- Bước 3: Để nó trong vòng một giờ trước khi rửa sạch bằng dầu gội nhẹ.
(BigP_Tổng hợp)