Máu cuống rốn của trẻ sơ sinh là nguồn tế bào gốc quý giá. Chúng có ứng dụng rất nhiều trong việc điều trị các bệnh hiểm nghèo cho chính trẻ và người thân trong tương lai. Vì vậy việc lưu trữ máu cuống rốn được xem như một loại bảo hiểm sinh học trọn đời. Đây là quyết định thông minh, sáng suốt, phù hợp với tiến bộ của y học hiện đại.
Tế bào gốc máu cuống rốn
Máu dây rốn hay còn gọi là máu cuống rốn; hoặc máu bánh nhau là máu chảy trong tuần hoàn của thai nhi. Chúng có chức năng cung cấp chất bổ cho bào thai đang phát triển trong tử cung người mẹ. Lượng máu cuống rốn được thu thập là phần máu còn lại trong dây rốn và bánh nhau khi sản phụ sinh em bé. Máu cuống rốn có chứa nhiều loại tế bào gốc. Trong đó chủ yếu là tế bào gốc tạo máu (Hematopoietic stem cells (HSCs)). HSCs chịu trách nhiệm cho việc bổ sung máu và tái tạo hệ miễn dịch.
Trước đây, dây rốn và bánh nhau sau khi cắt rời khỏi em bé thì được xem như một loại rác thải y tế. Nhưng hiện nay, khi mà sự ra đời của nhiều phương pháp điều trị mới sử dụng tế bào gốc; máu cuống rốn sẽ được thu thập xử lý, kiểm tra chất lượng và lưu trữ lại. Mục đích của việc lưu trữ tế bào gốc là phục vụ cho điều trị cho chính người sở hữu dây rốn đó. Hoặc các thành viên khác trong gia đình khi có vấn đề về sức khỏe.
Lợi ích của việc lưu trữ máu cuống rốn
Sử dụng tế bào gốc từ máu cuống rốn trong điều trị bệnh. Đặc biệt là các bệnh hiểm nghèo đã chứng minh được hiệu quả tuyệt vời. Tính tới nay đã có trên 80 bệnh có thể chữa khỏi nhờ tế bào gốc từ máu cuống rốn. Trong đó có nhiều bệnh lý của hệ tạo máu, rối loạn miễn dịch di truyền [1, 2, 3], cụ thể như:
- Các bệnh ác tính về máu: Ung thư máu, đa u tủy xương, thalassemia.
- Các bệnh tự miễn: Tiểu đường, lupus ban đỏ.
- Các rối loạn chuyển hóa.
- Bệnh liên quan tới hệ thần kinh: Tự kỷ, bại não.
- Tái tạo mô bị tổn thương do xơ gan, bỏng.
- Các bệnh về sụn khớp.
Ngoài ra, trong việc cấy ghép, tế bào gốc từ máu cuống rốn sẽ giảm nguy cơ bị đào thải mảnh ghép so với tế bào gốc lấy từ nguồn khác, yêu cầu về liều ghép tế bào từ máu cuống rốn cũng thấp hơn các nguồn khác.
Máu cuống rốn thu thập và xử lý dễ dàng mà không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé. Có thể lưu trữ được trong thời gian dài lên tới 25 năm và có thể xa hơn. Những ưu điểm này giúp cho việc sử dụng tế bào gốc từ máu cuống rốn trong hỗ trợ và điều trị bệnh ngày càng trở nên phổ biến.
Việc lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn sẽ đem lại lợi ích thiết thực cho ít nhất 3 đối tượng sau:
+ Chữa bệnh cho chính bản thân em bé trong suốt cuộc đời.
+ Chữa bệnh cho người nhà (anh chị em, bố mẹ, ông bà,…) khi có chỉ số sinh học phù hợp.
+ Chữa bệnh cho cộng đồng khi có chỉ số sinh học phù hợp.