LÀM SAO ĐỂ TRÁNH DẬY THÌ SỚM Ở TRẺ

Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO): trẻ dậy thì sớm hiện nay đã tăng 35 lần so với 10 năm trước. Nguyên nhân chính là do trẻ béo phì có xu hướng ngày càng gia tăng.

Các dấu hiệu nhận biết dậy thì sớm

Dậy thì sớm thông thường diễn ra với bé gái trước 8 tuổi và bé trai trước 9 tuổi. Biểu hiện thường thấy ở bé gái có vú to lên, mọc lông vùng kín, tiết dịch âm đạo, nổi mụn, có dấu hiệu có kinh nguyệt. Còn bé trai thì vỡ giọng, tinh hoàn to lên, mọc lông nách, vùng kín, có dấu hiệu xuất tinh.

Dậy thì sớm để lại những tác hại khôn lường

Hạn chế chiều caoCác chuyên gia trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe trẻ em cảnh báo, dậy thì sớm có thể lấy đi 12cm chiều cao của bé gái và 20 cm chiều cao của bé trai so với bạn cùng lứa khi trưởng thành.
Ảnh hưởng đến kết quả học tập và tâm lý trẻ:Những thay đổi trên cơ thể làm bé ngại ngùng, xấu hổ vì khác biệt so với bạn bè, lâu dần có thể khiến bé lơ là, bỏ bê việc học, thậm chí tự ti, trầm cảm.
Quan hệ tình dục sớm:Sự phát triển tâm sinh lý quá sớm sẽ dẫn đến ham muốn tình dục. Nhiều nghiên cứu cho biết trẻ có nguy cơ bị lạm dụng tình dục do dậy thì sớm. Quan hệ sớm cũng khiến dễ mắc phải các bệnh lây truyền qua đường tình dục, mang thai sớm, nạo, phá thai.
Trẻ mắc một số bệnh lý nguy hiểm:Một số nghiên cứu cho thấy dậy thì sớm có liên quan đến các bệnh tiểu đường, béo phì, tim mạch và bệnh ung thư vú, ung thư cổ tử cung, buồng trứng đa nang ở các bé gái …

Nguyên nhân trẻ dậy thì sớm

Do cơ thể trẻ:Một số đột biến gen, yếu tố môi trường và các chất gây rối loạn nội tiết là nguyên nhân khiến trẻ dậy thì sớm.
Do trẻ tiếp xúc với hóa chất ây rối loạn nội tiết. Một số các loại chất dẻo và thuốc trừ sâu.
Béo phì có mối liên quan rất cao với dậy thì sớmBác sĩ Wenyan Li (Đại học Y Trùng Khánh, Trung Quốc) đã làm 11 nghiên cứu với 4841 trẻ có biểu hiện dậy thì sớm và đưa ra kết luận: nhóm trẻ béo phì có nhiều trẻ dậy thì sớm hơn so với nhóm cân nặng bình thường. 

Làm sao để tránh bé bị dậy thì sớm?

Để tránh những nguy cơ dậy thì sớm ở trẻ, ngay từ nhỏ, cha mẹ cần giúp con thực hiện quy tắc 3 tăng 3 giảm:

– 3 tăng (Tăng vận động- tăng vui chơi giải trí- tăng thời gian ngủ) 

– 3 giảm (giảm thức ăn nhanh – giảm thiết bị điện tử- giảm tiếp xúc với các hóa chất ảnh hưởng đến tăng trưởng). Tránh cho con tiếp xúc với sản phẩm nhựa có chỉ số 1,3, 6, 7. Như  khói thuốc lá, các thuốc nội tiết, thực phẩm chức năng có thể chứa Estrogen hoặc Testosterone.

Đặc biệt, bố mẹ nên giữ con có cân nặng ổn định bằng cách áp dụng chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng, nhiều rau củ quả và ưu tiên bổ sung Omega thực vật. Các chất béo tốt như Omega-3 và Omega-6 không chỉ quan trọng cho sự hình thành cấu trúc não bộ mà theo 1 báo cáo được thực hiện trên các nước đang phát triển của nhóm các nhà khoa học: các chất béo tốt như Omega-3 và Omega-6 có vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng dinh dưỡng và giúp cân bằng năng lượng ở trẻ. Do đó, trẻ thường giữ tăng trưởng ổn định về cân nặng và tránh được các nguy cơ dậy thì sớm do béo phì. Điều đáng nói, chất béo Omega-3 cơ thể không tự tổng hợp được, mà cần bổ sung từ bên ngoài.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây