Khủng hoảng tuổi lên ba

Khủng hoảng tuổi lên ba là vấn đề mà hầu như các bố mẹ đều quan tâm. Mọi người thắc mắc tại sao con mình bỗng trở nên bướng bỉnh, đòi hỏi, mè nheo, khóc lóc, ăn vạ , ném đồ đạc….

Khung hoang tuoi len 3

Tuy nhiên nếu bố mẹ hiểu được tại sao tâm lý trẻ lại thay đổi ở độ tuổi này thì sẽ có cái nhìn hoàn toàn khác.

1.Vì sao trẻ có các thay đổi như vậy?

Khi ở tuổi lên 3 , khả năng nhận thức của trẻ phát triển rõ rệt. Trẻ luôn muốn thể hiện tính độc lập của bản thân, vì vậy trẻ thường hay tỏ ra ngoan cố gạt đi những nguyên tắc, luật lệ của người lớn để bảo vệ cái tôi của mình.

Ở giai đoạn trẻ chưa phân biệt được đúng sai, năng lực và khả năng ngôn ngữ còn hạn chế. Cùng với việc thường bị người lớn cấm đoán khiến trẻ có phản ứng cảm xúc mạnh mẽ và hành vi chống đối.

Có nhiều trường hợp trẻ được bố mẹ nuông chiều, bao bọc . Khi trẻ đòi gì được nấy dẫn tới hành vi đòi hỏi, bướng bỉnh của trẻ sẽ ngày càng gia tăng. Ngược lại nếu trẻ bị bố mẹ la mắng hay quá hơn là đòn roi thì trẻ có xu hướng cộc cằn thô lỗ, tâm lý trẻ nặng nề trở nên ương bướng hơn, và trẻ sẽ có hành vi bạo lực với những trử bé hơn mình.

Trẻ ở tuổi này thích khen hơn là chê, thích mặc đồ mình thích hơn là những bộ cánh bố mẹ chọn cho…

Tuy nhiên, nếu như những hành vi này của trẻ đi quá giới hạn cho phép thì rất cần sự chỉ bảo ,định hướng và uốn nắn từ bố mẹ.

2. Các biểu hiện cơ bản của trẻ thời kỳ này và cách khắc phục.

a. Ngoan cố:

Trẻ kiên quyết nhận định suy nghĩ của mình là đúng và đòi hỏi sự thỏa mãn cho nhận định đó. Nhiều khi trẻ muốn đòi hỏi bằng được mặc dù không cần nhưng vì sự ngoan cố muốn thể hiện bản thân mà khăng khăng không chịu từ bỏ. 

Khung hoang tuoi len 3

b. Tự tiện : Trẻ thích tự mình làm mọi việc mà không cần sự xin phép hay đồng ý từ người lớn

c. Chống đối: Trẻ luôn muốn làm trái lại lời bố mẹ và những điều càng bị cấm trẻ lại càng muốn thể hiện ý nghĩ, hành động sai trái của mình.

d. Vô lễ: Trẻ thường nói trống không, đánh, cấu , véo, có khi tát bốp vào mặt người lớn, hò hét …

e. Phá phách: Khi trẻ không được thỏa mãn ý thích của mình, trẻ thường hay ném đồ, vứt lung tung vừa bãi, làm hư hỏng mọi vật xung quanh gần trẻ…

3. Các biện pháp khắc phục

Ngay khi trẻ còn nhỏ cha mẹ nên có những nguyên tắc gia đình, thống nhất với nhau trong việc nuôi dạy trẻ, điều gì nên hay không nên và phải luôn dứt khoát với các nguyên tắc quy định đặt ra. Khi trẻ mắc lỗi cha mẹ hãy giải thích cho trẻ hiểu những hành động sai trái của mình tránh la mắng, ngăn cấm trẻ. Cha mẹ cũng cần tỏ thái độ nghiêm khắc và tuyệt đối không chiều theo những đòi hỏi thái quá của trẻ.

Cha mẹ cũng nên giành thời gian trò chuyện với trẻ để hiểu mong muốn của trẻ. Từ đó tìm ra cách giải quyết khuyên bảo nhẹ nhàng, khéo léo và cũng là để trẻ hiểu hơn, không gây ức chế cho trẻ.

Ở tuổi này trẻ rất thích là làm mọi việc để chứng tỏ bản thân. Cha mẹ hãy tạo cho trẻ cơ hội để làm việc. Hãy hình thành tính độc lập tích cực cho trẻ bằng việc cho trẻ làm một số việc đơn giản dễ dàng, phù hợp với lứa tuổi của trẻ như vứt rác, lau bàn, xếp ghế…. Lần đầu trẻ có thể làm chưa đúng do chỉ nhìn người lớn làm, cha mẹ hãy hướng dẫn trẻ thì lần 2, lần 3 … sẽ có sự thay đổi rõ rêt.

Cha mẹ cũng không nên áp đặt trẻ phải làm cái này phải làm cái kia mà hãy thay đổi tư tưởng thành khuyến khích trẻ làm theo yêu cầu của mình. Cần giải thích cho trẻ hiểu vì sao phải làm như vậy.

Khi trẻ đòi hỏi hay ăn vạ cha mẹ thử dùng “chiêu” là hãy lờ đi chỗ khác hoặc đánh lạc hướng trẻ tới các hoạt động khác.

Hãy tạo một môi trường đồ chơi và vui chơi thoải mái cho trẻ. Ngoài việc vui chơi thì có thể cho trẻ theo học các hoạt động năng khiếu vẽ, đàn, thể thao…

Tóm lại:  Mỗi trẻ là một cá thể riêng, có những trường hợp trẻ bước vào năm thứ 3 của cuộc đời một cách êm đềm.  Điều này tùy thuộc  vào tính cách, cảm xúc chứ không phải trẻ nào cũng trải qua khủng hoảng tuổi lên ba . Yêu thương nhưng cha mẹ cần phải nghiêm khắc và luôn là tấm gương sáng cho trẻ.

 

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây