Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ có ảnh hưởng không nhỏ sự phát triển trí tuệ của con người, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Chúng ta thường thắc mắc tại sao lại cơ thể thường có cảm giác mệt mỏi và cáu gắt khi bị thiếu ngủ. Đó là do não bộ của chúng ta không nạp đủ năng lượng để hoạt động nên sẽ khiến cơ thể cảm thấy uể oải, không còn sức sống. Trẻ nhỏ cũng vậy, thậm chí chúng còn cần giấc ngủ đủ nhiều hơn người lớn hơn bao giờ hết. Bởi vậy, cha mẹ cần hiểu được vai trò quan trọng của giấc ngủ đối với trẻ và biết cách sắp xếp thời gian hợp lý để đảm bảo cho bé những giấc ngủ ngon .
Tầm quan trọng của giấc ngủ
Đối với trẻ nhỏ một giấc ngủ sâu là điều rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ. Ngược lại ngủ không ngon giấc hoặc có thể bị thiếu ngủ, sẽ khiến trẻ cáu gắt, quấy khóc, không tập trung, mệt mỏi. Nếu thường xuyên ở trong tình trạng trẻ này sẽ phát triển chậm hơn so với các trẻ cùng lứa tuổi khác và dĩ nhiên là sẽ không nhanh nhẹn, thông minh, hoạt bát và về lâu dài, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ.
Ngủ là trạng thái nghỉ ngơi tự nhiên, ngủ ngon là một liều thuốc hiệu nghiệm để xóa tan mọi sự mệt mỏi về thể chất cũng như tinh thần. Ở trẻ em nhu cầu ngủ cao hơn người lớn, giấc ngủ có liên quan mật thiết tới sự tiết hormone tăng trưởng. Các nghiên cứu y học đã chứng minh khi ngủ cơ thể tiết ra lượng hormone tăng trưởng cao gấp 4 lần so với khi thức. Theo quy luật là lúc chúng ta đi vào giấc ngủ hormon tăng trưởng mới sản sinh ra, sau 1 tiếng lượng hormon sẽ đạt đỉnh, thường là từ 22 giờ cho tới 1 giờ. Do vậy, nếu trẻ không ngủ đúng giờ sẽ bỏ lỡ quãng thời gian hormon tăng trưởng tiết ra nhiều nhất và gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Thời gian ngủ của trẻ
– Trẻ sơ sinh (1- 4 tuần tuổi ): Mỗi ngày ngủ từ 16-18 giờ, ngủ cả ban ngày và ban đêm, mỗi giấc ngủ kéo dài từ 2 – 4 giờ.
– Trẻ từ 1 – 4 tháng tuổi: từ 6 tuần tuổi trở đi, trẻ thường ngủ ít đi một chút, ngủ từ 14 – 15 tiếng mỗi ngày là đủ: Tuy nhiên, mỗi giấc thường lâu hơn, kéo dài từ 4 – 6 tiếng và có xu hướng ngủ nhiều hơn vào buổi tối.
– Trẻ từ 4 tháng tới 1 tuổi: ngủ đêm nhiều hơn ngủ ngày và thường có 2 giấc ngủ về ban ngày với tổng số giờ ngủ từ khoảng 14 đến 15 giờ/ngày. Khi trẻ được 1 tuổi thì giấc ngủ buổi sáng sẽ dần mất đi, và thường chỉ có một giấc ngủ ngắn buổi trưa vào ban ngày. Đây là giai đoạn quan trọng nhất để tập cho trẻ hình thành một thoái quen ngủ lành mạnh vì lúc này trẻ đã bắt đầu hòa nhập nhiều với xã hội và chu kỳ ngủ bắt đầu giống người lớn.
– Trẻ từ 1 – 3 tuổi: ngủ từ 12 – 14 giờ mỗi ngày. Phần lớn trẻ từ 21 – 36 tháng, vẫn cần ngủ trưa và thời gian kéo dài khoảng từ 30 phút tới một giờ. Buổi tối trẻ thường bắt đầu ngủ từ 7 – 9 giờ tối và thức dậy từ khoảng 6 – 8 giờ sáng.
– Trẻ từ 3 – 6 tuổi: ngủ 10 – 12 giờ mỗi ngày. Ở giai đoạn này, buổi tối trẻ thường bắt đầu ngủ từ khoảng 7 – 9 giờ tối và dậy khoảng từ 6 – 8 giờ sáng. Từ 3 tuổi trở đi, hầu hết trẻ vẫn còn ngủ trưa, tuy nhiên khi được 5 tuổi thì hầu như không còn ngủ trưa nữa. Thời gian ngủ trưa ngắn sẽ tốt cho trẻ. Từ 3 tuổi trở đi, phần lớn trẻ đã hình thành được thói quen ngủ của mình.
– Trẻ từ 6 – 12 tuổi: cần ngủ 10 – 11 tiếng mỗi ngày. Ở giai đoạn này, trẻ đã có những hoạt động ở trường, xã hội và gia đình, nên buổi tối trẻ thường bắt đầu ngủ trẻ hơn. Buổi tối, chúng thường ngủ bắt đầu ngủ lúc 9 giờ tối và thức dậy từ khoảng 7 – 10 giờ sáng. Giai đoạn này, trẻ cần được ngủ đủ từ 9 – 12 tiếng mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu mỗi ngày trẻ ngủ được trung bình khoảng 9 tiếng thì cũng vừa đủ.
– Trẻ từ 12 – 18 tuổi: cần ngủ 8 – 9 tiếng mỗi ngày. Ở giai đoạn này, các em có nhiều hoạt động hơn nên giấc ngủ rất quan trọng để lấy lại sức khỏe. Tuy nhiên, với áp lực học hành, nhiều em đã không ngủ đủ giấc mỗi ngày. Do đó, cha mẹ cần để ý nhiều hơn tới giấc ngủ của các em. Khi 16 tuổi, trẻ chỉ còn ngủ 8 giờ/ngày giống như người lớn.
Tìm hiểu về tác động ảnh hưởng tới giấc ngủ ở trẻ
Có 2 vấn đề phổ biến tác động tới tình trạng mất ngủ và khó ngủ của trẻ là chế độ dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt.
a. Về dinh dưỡng
Ở trẻ em, cần lưu ý đến các rối loạn giấc ngủ có liên quan đến tình trạng thiếu dinh dưỡng, thường đi kèm với tình trạng chán ăn, giảm ăn, giảm bú, nôn ói, chậm lớn.
Các biểu hiện rối loạn giấc ngủ thường gặp ở trẻ: ngủ ít, trằn trọc khó ngủ, thức giấc nhiều lần trong đêm, mơ, nói mơ, ác mộng, mộng du trong khi ngủ. Những rối loạn này có thể liên quan đến tình trạng thiếu hụt vitamin như:
– Canxi có tác dụng giúp chuyển acid amin tryptophan thành melatonin – vai trò điều hòa chu kỳ giấc ngủ, trẻ bị thiếu hụt canxi thường ngủ chập chờn và dễ bị giật mình tỉnh giấc.
– Vitamin B6 hoạt động như coenzyme giúp chuyển hóa tryptophan thành niacin, ngoài ra nó còn chuyển hóa chất béo, chất đạm và cacbonhydrat. Khi thiếu hụt vitamin B6 sẽ gây tình trạng mệt mỏi và mất ngủ, rối loạn tâm thần, khô da.
– Magie có tác dụng làm dịu thần kinh, thư giãn cơ bắp. Khi thiếu magie làm tăng sự căng thẳng, ngăn cơn buồn ngủ.
– Kẽm, axit amin…..
Để hạn chế trẻ thiếu hụt các vitamin này, cha mẹ nên bổ sung đầy đủ các loại rau củ quả tươi trong thực đơn hằng ngày, tránh mua các thức ăn nhanh hoặc chế biến sẵn. Hoặc tham khảo kiến bác sĩ về việc bù đắp dưới dạng thực phẩm bổ sung như siro, cốm,…
b. Chế độ sinh hoạt
Ngoài vấn đề về dinh dưỡng thì thói quen sinh hoạt thường ngày của trẻ cũng ảnh hưởng không nhỏ tới giấc ngủ của trẻ.
Khoảng 4-5 tuần tuổi dưới sự hướng dẫn của cha mẹ, bé bắt đầu ngủ nhiều về đêm hơn là ngày. Điều này càng rõ hơn trong những tháng sau đó. Ban đầu, do bé chưa thể phân biệt được ngày đêm, nên cha mẹ phải tập cho bé quen.
Cha mẹ có thể giúp hình thành kiểu ngủ ngày và đêm bằng cách để trẻ ngủ vào ban ngày trong phòng không quá tối. Cho trẻ phân biệt giữa ngày và đêm bằng việc để bé nghe âm thanh ngày thường như điện thoại reo, tiếng TV, tiếng người nói chuyện… Ban đêm, mẹ nên đặt trẻ nằm trong phòng tối và yên tĩnh.
Khi trẻ được khoảng 2 tháng tuổi, mẹ có thể bắt đầu tạo lập thói quen đi ngủ. Để bé ngủ giấc ngắn vào ban ngày, ngủ vào cùng một thời điểm mỗi ngày, có thể khoảng giữa buổi sáng hoặc giữa buổi trưa. Và, mẹ đặt bé lên giường vào cùng thời điểm mỗi đêm. Điều này dạy cho bé biết rằng cuộc sống có nhiều nhịp điệu và tạo cho bé cảm giác yên tâm và tin tưởng.
Khoảng 6 tháng tuổi, bé có thể ngủ khoảng 10 giờ liên tục vào ban đêm và các giấc ngủ ngắn không liên tục (khoảng 5 giờ) vào ban ngày.
Khi cha mẹ lập cho trẻ thói quen đi ngủ sớm , ngủ đủ cần lưu ý tránh một số hành động dưới đây:
– Không nên cho trẻ chơi các trò chơi điện tử
– Phòng ngủ phải thoáng mát, yên tĩnh.
– Nên tắt điện 30 phút trước khi đi ngủ
– Hạn chế nhưng yếu tố ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ như tiếng ồn, ánh sáng.
– Không nên cho trẻ đi ngủ trong tình trạng quá no hoặc quá đói
– Nên vệ sinh thân thể, mặc quần áo thoải mái,và tránh để trẻ nằm sai tư thế
– Tạo không khí thoải mái giúp trẻ vui chơi vận động hợp lý vào ban ngày để trẻ có giấc ngủ sâu và ngon giấc hơn.
Mỗi trẻ có một nhu cầu về thời gian ngủ, độ dài và độ sâu khác nhau. Cha mẹ cần tạo mọi điều kiện cho trẻ ngủ đầy đủ, không nên đánh thức sớm. Thông thường, khi ngủ đủ giấc, trẻ sẽ tự động thức dậy, không cần phải gọi. Và nên khuyến khích và rèn luyện trẻ vào những khung giờ ngủ khoa học chứ không phải để trẻ tự do theo hình thức muốn ngủ thì ngủ, muốn ăn thì ăn.
[…] Thời điểm tốt nhất để uống vitamin C trong ngày là buổi sáng hoặc buổi trưa sau khi ăn no. Khồng sử dụng vào lúc đói, bạn sẽ dễ gặp phải tình trạng cồn ruột, xót dạ dày. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên dùng loại vitamin này vào buổi tối trước khi đi ngủ vì sẽ ảnh hưởng tới giấc ngủ. […]
[…] Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng không chỉ đối với trẻ sơ sinh mà với tất cả chúng ta nói chung. Thời gian để não bộ phát triển chính là lúc cơ thể chìm vào giấc ngủ. Quá trình phát triển ở trẻ sơ sinh được diễn ra khi ngủ thông qua hormon tăng trưởng. […]