Những sai lầm cha mẹ hay mắc phải khi hạ sốt cho trẻ

ha-sot-cho-tre

Theo ý kiến của các chuyên gia y tế thì việc trẻ bị sốt chưa hẳn đã xấu. Sốt là phản ứng của cơ thể chống chọi với các vi sinh vật ban đầu. Nhưng việc cha mẹ hạ sốt sai cách cho trẻ dẫn đến những biến chứng đáng tiếc.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc hay các phương pháp hạ sốt. Cha mẹ nên tìm hiểu và nắm chắc để khi cần không bị bỡ ngỡ.

-advertisement-

1. Khi dùng thuốc hạ sốt

Thuốc hạ sốt hiện có rất nhiều loại cực kỳ phong phú, đa dạng, dễ tìm, dễ sử dụng. Nhưng một điều quan trọng là dùng thuốc sao cho hiệu quả, an toàn , đúng người đúng bệnh. Dưới đây là một số lưu ý cho cha mẹ khi dùng thuốc để hạ sốt cho trẻ :

Thuốc hạ sốt đặt qua hậu môn dùng cho các trường hợp không thể dùng qua đường uống do trẻ bị nôn trớ, co giật, chống chỉ định đường uống… Còn cha mẹ nên nhớ nếu trẻ có thể uống thì nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt là tốt nhất.

Không dùng cùng lúc thuốc uống và thuốc đặt hạ sốt. Trong thuốc đặt hậu môn thường có chứa paracetamol nên không được cho trẻ dùng đồng thời cùng lúc thuốc đặt và thuốc uống cùng chứa paracetamol . Khi dùng đồng thời 2 loại trẻ rất dễ bị quá liều gây hạ nhiệt cơ thể nhanh và gây nguy cơ ngộ đọc thuốc. Bên cạnh đó cha mẹ không nên lạm dụng phương pháp đặt thuốc để hạ sốt cho trẻ để tránh gây hại cho hậu môn.

Tránh dùng thuốc đặt hậu môn cho trẻ với trẻ có cơ địa dị ứng với paracetamol, trẻ có bệnh nặng ở gan, bị viêm vùng hậu môn, bị tiêu chảy, táo bón, trẻ đang mắc các bệnh lý vùng hậu môn….

Khi đặt thuốc cần vệ sinh sạch sẽ hậu môn của trẻ. Nên đặt mông trẻ dốc để dễ dàng đặt thuốc. Khi đặt phải nhẹ nhàng khi đặt, tránh mạnh tay và tay phải được vệ sinh sạch bằng xà phòng trước khi đặt. Nên đặt thuốc vào trong hậu môn trong khoảng 1,5-2,5cm, không nên đầy thuốc lên trên cao sẽ làm mất tác dụng của thuốc. Với trường hợp liều dùng 2 viên thì cha mẹ nên đặt từng viên một , khoảng cách đặt giữa 2 viên nên cách nhau khoảng 3 phút.

Cha mẹ phải cho trẻ dùng thuốc phù hợp, nếu trẻ không uống được thuốc thì phải dùng loại dán, hay đặt hậu môn. Nếu trẻ bị sốt phát ban ở da thì không dùng miếng dán.

Không nên dùng quá 1.000mg/ngày ( 4 gói 250mg) với trẻ. Khi dùng cho trẻ phải tính toán theo cân nặng của trẻ hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

Không uống thuốc hạ sốt quá sớm cần xác định mức nhiệt độ cần phải dùng thuốc.
(Khi nhiệt độ trong mức từ 37,5-38,4 độ C là sốt nhẹ .Từ 38,5-39,4 độ C là sốt vừa; 39,5- 40,5 độ C là sốt cao, sốt rất cao khi nhiệt độ đạt ngưỡng từ 40,5 độ C trở lên )

2. Các cách trị sốt khác

  • Không cạo gió hay cho lươn bò trên lưng trẻ.

Cạo gió thường được dùng để trị cảm lạnh còn các bệnh lý khác cạo gió hầu như ít có tác dụng. Nhất là với trẻ nhỏ có làn da rất mỏng non nớt rất dễ bị xung huyết, khí huyết của trẻ cũng rất yếu không chịu được nhiệt độ cao khi cạo gió.

Hiện nay trên các hội làm mẹ hay các mẹ mang thai các mẹ hay truyền nhau cách để lươn bò trên lưng để hạ sốt. Trên thực tế chưa có chứng minh khoa học nào khẳng định cho lươn bò trên lưng sẽ hạ sốt cả nên cha mẹ không nên áp dụng mẹo này. Không chỉ vậy để lươn bò trên lưng có nguy cơ tiềm ẩn nguy cơ dị ứng da ở trẻ.

3. Chăm sóc trẻ khi bị sốt

  • Không đắp chăn dày hoặc mặc quần áo kín mít cho trẻ. Khi trẻ sốt cao gây nên hiện tượng co mạch ngoại vi nên có cảm giác lạnh nhưng thực chất nhiệt độ cơ thể rất nóng lên đến 40-41 độ C.
  • Không cho trẻ ở phòng quá kín, nên cho trẻ nằm ở nơi thoáng mát.
  • Không chườm đá lạnh. Giảm sốt cho trẻ phải từ từ khi chườm đá lạnh sẽ gây nhiệt độ cơ thể giảm nhanh trẻ dễ bị sốc nhiệt. Nhiều trường hợp trẻ bị bỏng lạnh do chườm đá lạnh hay viêm phổi…
  • Không nên làm mát bằng nước ấm vì cha mẹ thường làm mát sai cách như lau bằng nước quá nóng hay quá lạnh ( nhiệt độ khuyến cáo 29-30 độ C, hay nhiệt độ của nước thấp hơn nhiệt độ của trẻ 5 độ C ), lau không đúng vị trí ( nách, cổ, bẹn , khoeo…).
  • Nên cho trẻ uống nhiều nước và bổ sung thêm vitamin.

Lưu ý:

  • Không áp dụng các biện pháp hạ sốt trên mạng hay các biện pháp dân gian khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
  • Khi thấy trẻ bị sốt quá nức an toàn nên đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám chữa kịp thời.
ba-advertisement-

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây