CHUẨN BỊ NHỮNG GÌ TRƯỚC KHI ĐƯA TRẺ ĐI TIÊM CHỦNG?

Tiêm phòng vắc-xin đầy đủ và đúng lịch sẽ giúp bảo vệ trẻ khỏi nhiều bệnh lý nguy hiểm cũng như hạn chế các biến chứng và giảm nguy cơ tử vong ở trẻ. Tuy nhiên, trước khi đưa trẻ đi tiêm, bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ để đảm bảo thực hiện được mũi tiêm một cách tốt nhất.

Trước khi cho trẻ đi tiêm chủng cần chuẩn bị những gì?

1. Kiểm tra tình trạng sức khỏe của trẻ

– Để đảm bảo con có thể thực hiện được mũi tiêm, bố mẹ nên chú ý trong 3 ngày gần đây bé có sốt hay không? Cân nặng của bé có đạt không? Bé có đang bệnh hay không?
Nếu bé có sốt hoặc dưới 2.5 kg(trẻ sơ sinh) thì chưa thể tiêm chủng được. Nếu bé đang bệnh thì bạn cần nói rõ các triệu chứng, để bác sĩ thăm khám và quyết định xem bé có thể tiêm được không.

2. Mang theo tất cả sổ tiêm chủng và phiếu tiêm chủng

– Sổ tiêm chủng và phiếu tiêm chủng vô cùng quan trọng khi đưa trẻ đi chích ngừa. Vì trong sổ và phiếu sẽ ghi đầy đủ các mũi tiêm mà bé đã được thực hiện trước đây.

=> Từ đó, bác sĩ tư vấn cho phụ huynh lựa chọn phương án chủng ngừa tối ưu cho trẻ như tiêm nhắc nhắc lại, tiêm bù hoặc tiêm thêm.

Cho trẻ đi tiêm chủng cần chuẩn bị những gì?

3. Quan tâm tới lượng thức ăn nạp vào cơ thể trẻ

– Bố mẹ cần tránh cho trẻ ăn hoặc bú quá no. Tuy nhiên cũng không nên vì vậy mà để trẻ đói bụng. Bởi điều này có thể sẽ khiến trẻ bị hạ đường huyết sau khi tiêm. Nên điều chỉnh bữa ăn của trẻ thật hợp lý. Có thể chuẩn bị một ít đồ ăn nhẹ mang đi hoặc cũng có thể cho trẻ bú thêm (với trẻ sơ sinh) trong lúc chờ đợi đến lượt tiêm.

4. Vệ sinh thân thể sạch sẽ

– Phụ huynh cần vệ sinh cơ thể cho trẻ để hạn chế tình trạng nhiễm trùng. Ngoài ra, bạn hãy cho trẻ mặc trang phục đơn giản để giúp bác sĩ dễ thao tác hơn.

5. Ghi nhớ về các loại thuốc trẻ đang, đã sử dụng và các loại vắc-xin, thuốc, thức ăn trẻ bị dị ứng

– Ghi chú về các loại thuốc trẻ đang hoặc đã sử dụng trên 2 tuần. Vì có một số loại thuốc khi sử dụng sẽ làm giảm hiệu quả của vắc-xin. Do vậy, phụ huynh cần ghi chú và báo cho bác sĩ tiêm chủng biết.

=> Việc ghi nhớ các loại vắc-xin, thuốc và thức ăn trẻ bị dị ứng nhằm hạn chế tối đa các phản ứng dị ứng sau tiêm cho trẻ.

6. Thời gian và địa điểm tiêm phòng

– Với những bạn nhỏ đã đi học phụ huynh nên đặt lịch tiêm chủng vào cuối tuần. Vì sau tiêm chủng trẻ có thể có một số biểu hiện thông thường như sốt, đau hoặc sưng tấy tại chỗ tiêm… Nên nếu tiêm vào cuối tuần, sau đó trẻ có thể được nghỉ ngơi. Phụ huynh cũng nên theo dõi và đưa trẻ tới các cơ sở y tế nếu thấy các phản ứng kéo dài.

– Phụ huynh nên chọn địa chỉ tiêm phòng uy tín đảm bảo an toàn cho trẻ.

Phụ huynh nên tuân thủ lịch tiêm chủng theo lứa tuổi đã được Bộ Y Tế và các chuyên gia khuyến cáo. Việc tiêm chủng đúng thời điểm sẽ giúp tạo miễn dịch hiệu quả cho trẻ, tránh trường hợp mắc bệnh có thể xảy ra nếu chưa kịp tiêm chủng. Đừng quên trước khi cho trẻ đi tiêm chủng cần chuẩn bị đầy đủ để đảm bảo thực hiện được mũi tiêm một cách tốt nhất.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây