Thứ Ba, Tháng Tư 16, 2024
Trang chủGóc nhà bếpCẦN TIÊM PHÒNG NHỮNG GÌ TRƯỚC KHI MANG THAI...

CẦN TIÊM PHÒNG NHỮNG GÌ TRƯỚC KHI MANG THAI ?

Tiêm phòng trước khi mang thai có vai trò quan trọng giúp bảo vệ mẹ và em bé tránh khỏi nhiều bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm. Và còn giúp hạn chế những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra.

Việc tiêm phòng trước thai kỳ hiện đã được khuyến cáo bởi Tổ chức Y tế Thế giới. Nhưng điều này không mang tính bắt buộc và tùy thuộc vào quyết định của mẹ. Tuy nhiên, nếu không được tiêm phòng trước khi mang thai, thai phụ khi mắc những bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm thì em bé có nguy cơ bị lây truyền từ mẹ trong khi sinh hoặc bị dị tật bẩm sinh do biến chứng của bệnh. Tăng nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé, thậm chí đe dọa sảy thai, sinh non.

Cần tiêm phòng những vắc xin gì trước khi mang thai?

Các loại vắc xin cần thiết nên tiêm phòng trước khi mang thai.

Cúm

Mẹ bị cảm cúm trong giai đoạn thai kỳ cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của con. Đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu, 3 tháng cuối. Bé sinh ra có nguy cơ bị dị tật.

Lịch tiêm phòng được khuyến cáo:
Tiêm 1 mũi vắc xin cúm mỗi năm một lần, có thể tiêm vào bất cứ thời điểm nào nhưng tốt nhất tiêm trước khi có thai 1 tháng.

Vắc xin 3 trong 1: Sởi – Quai bị – Rubella

Đây là bệnh khá phổ biến ở Việt Nam, có thể lây qua đường hô hấp. Vì vậy nếu có kế hoạch sinh em bé, các bạn nên tiêm phòng vắc xin.

Hãy tiêm trước 3 tháng trước và tuyệt đối không tiêm khi biết mình đã mang thai .

Thủy đậu

Nếu bạn chưa từng mắc thủy đậu hoặc chưa tiêm vắc xin thủy đậu hoặc không có kháng thể chống thủy đậu thì nên tiêm phòng vắc xin. Đây cũng là một trong những bệnh khá nguy hiểm, ảnh hưởng đến thai nhi.

Bạn nên tiêm phòng 2 mũi vắc xin. Trong đó, 1 mũi tại thời điểm tùy ý và mũi sau cách mũi 1 từ 4-8 tuần. Nếu đã được tiêm phòng thủy đậu 1 mũi hồi nhỏ chỉ cần tiêm nhắc lại 1 mũi trước khi mang thai 03 tháng.

Viêm gan B

Căn bệnh này có thể lây nhiễm qua đường máu, lây từ mẹ sang con. Do đó, bạn nên xét nghiệm viêm gan B để bác sĩ tư vấn về việc tiêm phòng.

Lịch tiêm được khuyến cáo:

  • Tiêm mũi 1 trước khi có thai 7 tháng
  • Mũi 2 cách mũi 1 một tháng
  • Mũi 3 cách mũi 1 sáu tháng

Uốn ván

Đây là bệnh nhiễm trùng cấp tính, có tỉ lệ tử vong khá cao. Nếu trẻ sơ sinh không may mắc uốn ván rốn thỉ tỉ lệ tử vong lên tới 95%. Do vậy, mũi tiêm phòng uốn ván rất quan trọng. Chúng sẽ giúp mẹ bảo vệ mẹ và bé tránh được các tác nhân gây hại bên ngoài. (nhất là khi chuyển dạ có thể ngăn trực khuẩn uốn ván tấn công mẹ và bé)

  • Mũi 1: Tiêm sớm khi có thai lần đầu hoặc phụ nữ trong tuổi sinh đẻ
  • Mũi 2: Ít nhất 1 tháng sau mũi 1 và tiêm trước khi sinh ít nhất 1 tháng
  • Mũi 3: Ít nhất 6 tháng sau mũi 2 hoặc kỳ có thai lần sau
  • Mũi 4: Ít nhất 1 năm sau mũi 3 hoặc kỳ có thai lần sau
  • Mũi 5: Ít nhất 1 năm sau mũi 4 hoặc kỳ có thai lần sau
  • Nên tiêm nhắc lại mũi thứ 6 khi thời điểm tiêm mũi thứ 5 đã trên 10 năm

Tuy nhiên, với vắc xin ngừa Cúm và Viêm gan B, bà bầu vẫn có thể tiêm bù trong thai kỳ nếu chưa kịp hoàn thành việc tiêm chủng 2 loại vắc xin này trước khi có thai. Còn với vắc xin ngừa Thủy đậu và Sởi – Quai bị – Rubella, bạn tuyệt đối không được tiêm nếu phát hiện có thai.

Ngoài ra, với phụ nữ dưới 26 tuổi thì nên tiêm phòng thêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung (HPV). Vắc xin phòng HPV gồm 3 mũi, tiêm theo phác đồ 0, 1, 6 tháng hoặc 0, 2, 6 tháng tùy theo hãng sản xuất vắc xin. Trong trường hợp đang trong quá trình tiêm vắc xin phòng HPV mà có thai thì cần dừng tiêm, đến khi sinh xong mới tiêm mũi tiếp theo. Tuy nhiên, thời gian hoàn tất ba mũi tiêm không được quá 2 năm.

Bên cạnh đó, nếu có điều kiện, bạn nên tiêm phòng thêm vắc xin ngừa uốn ván, viêm gan A, viêm phổi do phế cầu… để bảo vệ sức khỏe của mình.

Chúc bạn có một thai kỳ thật khỏe mạnh nhé.

( nguồn tham khảo :VNVC)

- Advertisement -