CÁCH XEM HẠN SỬ DỤNG MỸ PHẨM NHẬT CHUẨN NHẤT

Khi chọn mua bất kì một mặt hàng Nhật nào, người dùng cần nắm được cách đọc hạn sử dụng Nhật để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình khi quyết định sử dụng sản phẩm đó. Hầu hết mỹ phẩm Nhật Bản đều không ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng trên bao bì. Bài viết dưới đây sẽ mang đến mẹo xác định hạn dùng hàng Nhật dễ dàng để bạn tham khảo.

Khác với Việt Nam đều ghi rõ ngày sản xuất và hạn sử dụng trên bao bì thì mỹ phẩm Nhật gần như không có. Một số hãng mỹ phẩm vẫn in ngày sản xuất và hạn sử dụng lên bao bì để người dùng nắm được. Số đông hãng mỹ phẩm còn lại sử dụng mã số lô sản xuất để biểu thị hạn sử dụng.

Cách xem hạn sử dụng mỹ phẩm Nhật Bản

Hiện nay, có rất nhiều cách xem hạn sử dụng mỹ phẩm Nhật Bản được chị em áp dụng. Tiêu biểu có thể kể đến như: Đọc batch code, kiểm tra mã vạch, xem kí hiệu đặc biệt…

Mẫu mã sản phẩm giúp xem hạn sử dụng mỹ phẩm Nhật Bản

Cách đơn giản nhất tính hạn sử dụng là nhìn từ mẫu mã sản phẩm. Mỹ phẩm Nhật Bản có ưu điểm thường xuyên thay đổi mẫu mã bao bì qua các năm. Việc cải tiến bao bì nhằm cải thiện chất lượng và đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ của khách hàng. Dựa đặc điểm đó, người dùng dễ dàng ước tính được hạn dùng của sản phẩm. Quy định chung của các loại hóa mỹ phẩm Nhật thường có hạn dùng ít nhất 3 năm tính từ ngày sản xuất. Nếu bạn đang sở hữu mẫu bao bì mới nhất có thể yên tâm dùng tốt trong vòng 3 năm tới.

Xem hạn sử dụng mỹ phẩm Nhật khi đã mở nắp

Một số mỹ phẩm Made in Japan chỉ tính hạn từ khi mở nắp. Người dùng sẽ kiểm tra hạn sử dụng thông qua kí hiệu khi mở nắp trên bao bì sản phẩm. Trên vỏ hộp có kí hiệu ghi chữ: 6M, 12M, 18M…(M=month: tháng). Kí hiệu được hiểu như sau: Tính từ khi mở nắp, sản phẩm sẽ có hạn dùng tương ứng 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng… Mỗi loại mỹ phẩm sẽ có tháng sử dụng khác nhau, không nên sử dụng quá thời hạn trên. Người dùng cần lưu ý kiểm tra bao bì sản phẩm ngay khi mở nắp sử dụng.

Cách xem hạn sử dụng mỹ phẩm Nhật Bản thông qua batch code

Batch code được hiểu là một dãy các chữ và số quy định về số lô, ngày xản xuất, hạn sử dụng của sản phẩm. Mỗi công ty mỹ phẩm sẽ có các quy định batch code khác nhau. Muốn tra cứu ngày sản xuất của sản phẩm nào, người dùng cần nắm được quy định batch code của hãng/công ty đó.

Bạn hãy lưu ý, quy tắc ghi ngày sản xuất của hàng Nhật là Năm-tháng-ngày.

Chuỗi ký tự tháng theo chữ cái, năm được rút gọn

Chuỗi thường có 3 hoặc 5 ký tự. Trong đó có 1 – 2 số đứng đầu là năm sản xuất, 1 chữ cái đứng sau là tháng sản xuất (tính theo thứ tự trong bảng chữ cái), 1 – 2 số sau biểu thị ngày.

Ví dụ: Sữa rửa mặt Shirochasou Green Tea Foam Nhật Bản có batch code là “9L1T” trong đó 9 là năm sản xuất 2019, L nằm ở vị trí số 12 trong bảng chữ cái, các số còn lại là lô sản phẩm.

Vậy ta có thể thấy được sản phẩm này được sản xuất vào tháng 12/2019 và date của nó sẽ là vào tháng 12/2022

Chuỗi ký tự năm được rút gọn, ngày theo lịch Julius

Số đầu tiên của chuỗi là số cuối của năm sản xuất, 3 số còn lại là ngày Julian. Lịch Julius có hai loại năm: một năm bình thường 365 ngày và một năm nhuận 366 ngày. Để kiểm tra được ngày Julian tương ứng ngày tháng nào ta có thể tìm một số trang web chuyển sang lịch hiện đại.

Ví dụ: Sản phẩm có chuỗi 8279 được hiểu là: Năm sản xuất 2018, ngày 279 của lịch Julius quy đổi nhanh tầm tháng 10. Hạn sử dụng sản phẩm 3 năm tính từ tháng 10 năm 2018.

Chuỗi ký tự năm theo chữ cái, tháng bằng chữ hoặc số

  • Quy ước Năm: A B C … lần lượt tương ứng 0, 1, 2, …
  • Quy ước Tháng: A B C … lần lượt tương ứng 1, 2, 3, …
  • Quy ước Ngày: A B C … lần lượt tương ứng 0, 1, 2, …
ABCDEFGHIJKLMNOPQRSTUVWXYZ
Quy ước tháng1234567891011121314151617181920212223242526
Quy ước năm012345678910111213141516171819202122232425

Ví dụ: Ngày sản xuất là SKC được hiểu là 2/11/2018. Trong đó S quy đổi là 18, K quy đổi là 11, C quy đổi là 2. Hạn dùng sẽ tính thêm 3 năm kể từ ngày sản xuất.

Chuỗi ký tự tháng và ngày bằng 1 chữ và 1 số, năm rút gọn 1 số

Ngày theo quy ước: A B C D E… lần lượt tương ứng 0, 1, 2, 3, 4…

Ví dụ:

– GC972B1 sẽ tương ứng ngày sản xuất 29/2/2017.

– Ta quy đổi C9 là 29, 7 là rút gọn của năm 2017, 2 là biểu thị tháng 2.

– Hạn dùng được tính cộng thêm 3 năm kể từ ngày sản xuất.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây