Thứ Năm, Tháng Ba 28, 2024
Trang chủCẩm nang cho mẹCÁCH VỆ SINH MÁY HÚT SỮA MUA MỚI VÀ...

CÁCH VỆ SINH MÁY HÚT SỮA MUA MỚI VÀ SAU KHI HÚT SỮA

Hiện nay máy hút sữa không còn quá xa lạ với các mẹ. Nhưng vệ sinh máy hút sữa là một việc làm quan trọng nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn cho hệ tiêu hóa non nớt của trẻ nhỏ. Theo các chuyên gia, cách vệ sinh máy hút sữa phải được thực hiện đúng và cẩn thận để hạn chế tối đa các vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể bé. Hãy cùng RS tìm hiểu cách vệ sinh máy hút sữa nhé.

Vệ sinh máy hút sữa khi mới mua

Nhiều mẹ lần tưởng máy mới mua thì không cần làm vệ sinh nhưng điều này hoàn toàn sai lầm nhé. Mẹ cần làm sạch và tiệt trùng máy hút sữa thật kỹ để loại bỏ hết chất bẩn trong quá trình sản xuất và bày bán.

  • Cách làm vệ sinh máy hút mới mua như sau:
    • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng đi kèm để biết được các bộ phận của máy và cách làm vệ sinh nhà sản xuất đã ghi rất chi tiết.
    • Các bộ phận như bình sữa, phễu hút rửa sạch với nước. Sau đó luộc trong nước sôi khoảng 2-3 phút để làm tiệt trùng.
    • Van gió rửa sạch, tráng qua nước sôi làm thật nhẹ tay.
    • Cần bóp đối với máy hút tay, còn động cơ, dây dẫn khí chỉ cần dùng khăn ẩm lau sạch nhẹ nhàng.

Vệ sinh máy sau mỗi lần hút

Có rất nhiều bà mẹ sau khi hút sữa thường tích lại để rửa hoặc không rửa ngay làm sữa đọng lại khiến cho việc làm vệ sinh khó khăn và mất thời gian hơn. Đồng thời tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn xâm nhập và phát triển gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Cho nên mỗi lần hút xong các mẹ cần làm vệ sinh và tiệt trùng máy hút ngay.

Bình sữa: 

– Dùng nước rửa bình sữa và cọ rửa bình chuyên dụng có bán rất nhiều ở cửa hàng mẹ và bé để rửa bình. Cọ rửa kỹ sau đó xả dưới vòi nước cho thật sạch. Tráng qua một lần nước sôi, để cho khô rồi cất vào túi hoặc hộp sạch. Bạn có thể làm thêm một bước nữa là tiệt trùng bằng cách luộc trong nước sôi khoảng 2-3 phút. Nếu không nhiều thời gian thì bạn chỉ cần tráng qua nước sôi hoặc cách 1,2 ngày tiệt trùng 1 lần.

Bộ phễu hút sữa: 

– Bạn cũng làm vệ sinh như bình sữa, bạn rửa sạch với nước rửa bình vùng cọ mềm để rửa. Sau đó tiệt trùng bằng nước sôi, có thể luộc nhé.

Van: 

– Van rất mỏng có loại làm bằng silicon có loại bằng cao su nên dễ bị rách, cần rửa nhẹ nhàng, tráng qua nước sôi lưu ý không luộc nhé. Cũng không nên dùng chổi cọ rửa mà dùng tay hoặc khăn mềm sạch lau nhẹ nhàng, rồi làm thật khô. Có một số loại van chỉ cần lau qua chứ không cần làm vệ sinh thường xuyên vì rất dễ rách van như các dòng của máy Medela hay Spectra.

Vệ sinh dây dẫn khí:

 – Sữa không chảy qua dây dẫn khí nên bạn không cần làm vệ sinh, tuy nhiên nếu sữa dính vào dây hoặc dây bị mốc thì bạn ngâm nước sau đó xả sạch dưới nước để làm sạch dây rồi phơi cho thật khô. Một số dòng máy của medela như swing hay gặp phải tình trạng sặc sữa, sữa chảy ngược nên dây dẫn khí cho nên bạn cần tắt máy ngay để tránh làm sữa vào động cơ. Và làm vệ sinh dây dẫn và phụ kiện kịp thời.

Một vài lưu ý

Lưu ý vệ sinh máy hút sữa bằng tay

Máy hút cầm tay được thiết kế khá đơn giản, nên cách vệ sinh rất dễ không khó như dòng máy điện. Mẹ chỉ cần làm vệ sinh bình sữa, và phễu hút, van hút là được. Cần bóp không phải làm vệ sinh thường xuyên.

Lưu ý vệ sinh máy hút sữa bằng điện

  • Với các dòng máy hút sữa bằng điện bình sữa, phễu hút vẫn làm như trên nhưng bạn cần lưu tới dây khí và đông cơ tránh để cho nước và sữa đổ vào gây ảnh hưởng tới hoạt động của máy, đồng thời làm giảm tuổi thọ khi sử dụng.
    • Vệ sinh nhẹ nhàng van gió, làm thật khô mới tạo ra lực hút sữa.
    • Các bộ phận cần được làm sạch và tiệt trùng đúng cách.
    • Động cơ chỉ cần lau qua bằng khăn sạch.
    • Khi sữa chảy vào máy cần mang đến ngay trung tâm bảo hành để kiểm tra.
    • Nhiệt độ thích hợp khi tiệt trùng các bộ phận của máy chính là 80 – 100oC.
    • Cần hết sức cẩn thận trong quá trình tháo lắp và vệ sinh các van trắng, van vàng của máy bởi chúng rất dễ rách.
    • Chỉ được tiệt trùng các bộ phận mà nhà sản xuất quy định với tần suất 1 lần/ngày.
    • Các mẹ nên rửa sạch tay trước khi tiến hành vệ sinh máy để tránh tình trạng nhiễm khuẩn chéo.

- Advertisement -