Chủ Nhật, Tháng Tư 14, 2024
Trang chủGia đình và Cuộc sốngCÁCH PHÒNG TRÁNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ CHO...

CÁCH PHÒNG TRÁNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ CHO MẸ BẦU

Hiện nay tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ có xu hướng gia tăng. Đặc biệt cho đến nay vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính gây ra đái tháo đường thai kỳ. Một số nguyên nhân như mẹ tăng cân nhiều, thay đổi hormone thai kỳ được cho là có liên quan đến chứng bệnh này. Để hạn chế tối đa nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ, bà bầu có thể phòng ngừa bằng cách cải thiện chế độ ăn uống, luyện tập cũng như có kế hoạch chuẩn bị trước khi mang thai.

 Duy trì cân nặng lý tưởng trước khi có thai

Khi quyết định có em bé, bạn hãy cố gắng duy trì cân nặng lý tưởng trước khi mang thai. Khi bạn bị thừa cân, không chắc chắn là bạn sẽ bị đái tháo đường thai kỳ, nhưng bạn sẽ tăng yếu tố nguy cơ mắc bệnh hơn một người có cân nặng bình thường. Một người có chỉ số khối cơ thể BMI hơn 30 có nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ gấp 3 lần người có BMI nhỏ hơn 25.

Nếu bị thừa cân, bạn nên tầm soát đái tháo đường típ 2 trước khi mang thai. Nếu bạn béo phì hoặc thừa cân thì nên giảm cân trước khi quyết định mang thai. Giảm cân khi đang có thai không được khuyến khích vì không an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé. Ngoài ra, tổng số cân nặng tăng trong thai kỳ được khuyến cáo dựa trên cân nặng, BMI của mẹ trước khi có thai. Mẹ béo phì thì số cân tăng cho phép ít hơn một người mẹ có BMI bình thường.

2. Có chế độ ăn lành mạnh

Có rất nhiều lý do bạn nên có một chế độ ăn lành mạnh, không phải chỉ trong thai kỳ mà còn suốt cuộc đời. Đối với người mẹ mang thai, duy trì chế độ ăn lành mạnh còn giúp giảm nguy cơ đái tháo đường thai kỳ. Một chế độ ăn hợp lý, cân bằng lượng tinh bột và các nhóm thức ăn còn lại có thể giúp đường huyết không tăng quá cao sau ăn.

Cần chọn những thực phẩm giàu chất xơ và ít chất béo, calo. Chọn nguồn tinh bột giàu chất xơ, ưu tiên nguồn chất béo tốt cho sức khỏe, ăn thêm rau xanh, sữa và các sản phẩm từ sữa, bảo đảm đủ hàm lượng chất đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày. Ăn đa dạng các loại thức ăn để cung cấp đủ năng lượng, dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi. Nên chia nhỏ bữa ăn thành 5 – 6 bữa một ngày với 3 bữa chính và 2 – 3 bữa phụ. Các bữa ăn nên cố định vào một thời gian và khối lượng tương tự nhau giữa các ngày. Không nên ăn no một lúc sẽ gây khó chịu và tăng đường huyết trong máu. Không sử dụng các loại nước ngọt, hạn chế ăn thức ăn chiên rán quá nhiều dầu,..

3. Tăng cường vận động

Khi mang thai, bạn không cần tuyệt đối kiêng các hoạt động thể dục. Nếu có thể, bạn nên dành ra 30 phút mỗi ngày để tập thể dục. Các bài tập phù hợp cho người mang thai như: tập yoga, đi bộ, bơi, đạp xe đạp cũng giúp kiểm soát được lượng đường trong máu, tăng lưu thông khí huyết và hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.

Một số chuyên gia cho rằng các bài tập thể dục nặng có hại cho thai phụ, nhưng cũng tùy từng trường hợp cụ thể. Hãy trao đổi với bác sĩ sản khoa để thiết lập một chế độ vận động phù hợp nhất cho sức khỏe của từng người.

Nếu không thể tập thể dục 30 phút liên tục mỗi ngày thì bạn có thể chia nhỏ thời gian mỗi lần tập khoảng 10 – 15 phút. Ngoài ra, các loại hình vận động khác như làm công việc nhà, đi thang bộ, đi lại vận động nhiều cũng tương đương tập thể dục. Tập thể dục sau bữa ăn giúp đường huyết sau ăn không tăng quá cao, cải thiện sự đề kháng insulin, tăng cường sức bền của cơ thể và hoạt động của hệ tim mạch. Ngoài ra, các nội tiết tố được cơ thể tiết ra sau khi tập thể dục giúp bạn cảm thấy sảng khoái, yêu đời và phòng tránh stress.

4. Kiểm tra thai định kỳ

 Trong suốt quá trình mang thai là cách tốt nhất để kiểm soát đái tháo đường thai kỳ và các biến chứng không mong muốn do bệnh gây ra. Khi được phát hiện đái tháo đường thai kỳ, cần được bác sĩ chuyên khoa tư vấn và theo dõi.

Kiểm tra thai định kỳ trong suốt quá trình mang thai là cách tốt nhất để mẹ bầu kiểm soát đái tháo đường thai kỳ và các biến chứng không mong muốn do bệnh gây ra. Khi được phát hiện đái tháo đường thai kỳ, cần được bác sĩ chuyên khoa tư vấn theo dõi.

- Advertisement -