CÁCH NUÔI NẤM SỮA KEFIR – NẤM SỮA TÂY TẠNG

Từ năm 2017, nấm Kefir từ Tây Tạng đã có dịp làm mưa làm gió trong các hội chị em vì tác dụng thần kỳ giúp đẹp da và giảm cân vô cùng nhanh chóng. Cho đến nay, lượng người biết đến loại nấm này ngày càng tăng. Kefir dần không còn xa lạ với nhiều người và hiệu quả của nó đã được khoa học kiểm chứng giúp mọi người yên tâm hơn khi sử dụng. Chị em bắt đầu tìm mua loại nấm này về để làm sữa chua cho trẻ nhỏ, giữ dáng chăm da. Hoặc làm thực phẩm cung cấp dinh dưỡng cho người già. 

Nấm sữa kefir- nấm sữa tây tạng

Cách nuôi nấm sữa Kefir – Nấm sữa tây Tạng

Nấm kefir có tốc độ sinh trưởng rất nhanh. Chỉ với một nấm sữa nhỏ mà sau khoảng 1 tuần, chúng có thể sinh sản ra số lượng rất nhiều. Bài viết sẽ hướng dẫn cho bạn cách nuôi nấm sữa kefir (nấm sữa Tây Tạng) ngay dưới đây:

Bước 1: Lọc sữa từ nấm cái.

Bạn dùng rây (hoặc rổ) lọc sữa từ hủ nấm cái vừa mới mua. Dùng muỗng đảo đều nấm và khuấy  nhẹ để lấy bớt sữa ra.

Lưu ý: Bạn nên dùng rổ (rây) và muỗng làm bằng nhựa để tiến hành lọc sữa. Vì tránh để men sữa gây ra phản ứng hóa học giữa axit với bề mặt kim loại của đồ dùng.

Bước 2: Rửa sạch nấm.

Rửa sạch nấm dưới vòi nước. Dùng muỗng đảo đều nấm sữa trong rây (rổ); để vỗ vào chiếc rây (rổ) để nấm được ráo bớt nước.

Bước 3: Nuôi nấm.

Rửa sạch hủ (lọ) thủy tinh dùng để nuôi nấm, rồi lấy khăn khô lau sạch.

Tiếp đó, cho nấm sữa kefir vào hủ. Cứ nửa muỗng canh nấm thì cho 1 bịch sữa tươi không đường 220 ml.

Cuối cùng, bạn lấy miếng vải màn sạch (hoặc khăn lau em bé) phủ lên miệng hủ. Dùng thun buộc lại để miếng vải không bay ra. Đặt hủ nấm ở nơi khô ráo, tránh ẩm ướt khoảng 8 – 24 tiếng.

Lưu ý: Tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường mà thời gian lên men của nấm sữa thay đổi.

Kết thúc thời gian ủ sữa, lọc sữa bằng màng lọc. Phần sữa được chắt ra chính là sữa nấm kefir; còn về phần nấm kefir thì bạn tiếp tục nuôi với quy trình cách làm như trên.


Lưu ý khi nuôi nấm sữa kefir

Khi nuôi nấm sữa kefir, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:

    • Cần vệ sinh các đồ dùng nuôi men kefir sạch sẽ; không để bẩn trước khi dùng.
    • Nên chọn đồ dùng làm bằng thủy tinh, vải hoặc nhựa khi nuôi men kefir. Tránh dùng đồng dùng bằng kim loại. Vì nấm có thể ăn mòn chất liệu đó và sinh ra các chất có hại cho sức khỏe, hoặc nấm có thể bị chết.
    • Tránh rửa nấm thường xuyên (không nên quá 2 lần). Vì lớp bám ở phía ngoài nấm chính là lớp men có lợi cho sức khỏe.
    • Chỉ nên dùng 1 loại sữa trong quá trình nuôi nấm. Để nấm không phải tốn thời gian thích nghi với môi trường mới, làm chậm tốc độ phát triển của chúng. Đồng thời, cần thao tác nhẹ nhàng khi thay sữa.
    • Thời gian lên men của nấm còn phụ thuộc vào nhiệt độ và thời tiết. Vì thế, tốc độ lên men của nấm sẽ giảm khi gặp phải thời tiết lạnh. Trung bình khoảng 5 – 8 tiếng là nấm có thể sinh sôi nhiều.
    • Cần kiên trì khi nuôi nấm. Nghĩa là mỗi ngày bạn cần phải lọc sữa 1 lần hoặc để ý chúng. Vì chúng có thể ăn hết sữa chỉ trong vòng 1 ngày. Nếu không được cung cấp thêm thức ăn (nghĩa là sữa) thì nấm sẽ chết.

Dấu hiệu khi nấm sữa kefir bị chết:

  • Cần làm sạch và cấy lại nấm để nuôi, khi thấy nấm chuyển sang màu vàng ngà trong quá trình nuôi. Vì đó là dấu hiệu nấm bị thiếu sữa. Nếu kéo dài tình trạng này, nấm sẽ bị chết.
  • Trong quá trình nuôi, nấm có thể nổi lên nhưng sẽ lại tự lặn xuống. Đừng quá lo lắng!

Hiện nay, bạn có thể dễ dàng tìm mua nấm Kefir tại nhiều hội nhóm nuôi nấm Kefir trên facebook. Trong quá trình nuôi, nấm sẽ sinh sôi nhiều hơn. Vì thế, các chị em thường bán lại nấm hoặc dùng nấm để đổi lấy sữa tươi về nuôi nấm.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây