CÁCH LÀM SỮA CHUA TỪ NẤM KEFIR

Sữa chua từ nấm Kefir có lợi cho hệ tiêu hóa hơn vì kích thước men và lợi khuẩn từ sữa chua Kefir nhỏ hơn so với sữa chua thông thường nên dễ dàng thâm nhập hơn. Vì vậy sữa chua từ nấm Kefir rất tốt cho trẻ sơ sinh, người già và người suy nhược.

Cách làm sữa chua từ nấm Kefir 

Làm sữa chua Kefir rất đơn giản khi bạn đã có con nấm sẵn. Trong quá trình cho sữa vào nấm, nấm sẽ ăn sữa để sản sinh ra những lợi khuẩn và hình thành sữa chua. Chính vì thế, làm sữa chua Kefir cũng hệt như nuôi nấm Kefir vậy.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

Lượng nấm và sữa không có một quy định nào chính xác. Nếu lượng sữa nhiều, nấm ít thì quá trình lên men sẽ diễn ra lâu một chút. Thông thường, với khoảng 5 gram nấm Kefir, bạn cần khoảng 500 ml sữa tươi. 

  • 5 gram nấm Kefir
  • 500 ml sữa tươi ( độ ngọt tùy thích)

Dụng cụ cần chuẩn bị:

  • Lọ thủy tinh
  • Vải mùng mỏng
  • Muỗng gỗ
  • Ray nhỏ bằng nhựa hoặc vải.

Chi tiết các bước thực hiện:

Bước 1: Thông thường, khi mua nấm, người bán thường bán nấm kèm một ít sữa chua. Bạn chuẩn bị một ít nước đun sôi để nguội trong chén nhựa. Cho nấm vào ray bỏ phần nước, nấm sẽ hiện ra. Bạn để nấm trong ray như vậy, nhúng vào chén nước. Di chuyển ray nhẹ nhàng vài lần để làm sạch nấm là được.

Bước 2: Dùng muỗng gỗ múc nhẹ ngàng nấm cho vào lọ thủy tinh. Tránh mạnh tay làm chết nấm.

Bước 3:  Cho sữa tươi vào lọ. Tốt nhất nên để sữa ở nhiệt độ phòng trước khi cho vào nấm.

Bước 4: Dùng vải mùng phủ nhẹ miệng lọ và để nơi thoáng mát. Tùy theo thời tiết và nhiệt độ mà nấm lên men nhanh hay chậm. Khoảng 30 – 48 giờ, kiểm tra sữa đặc lại, ngửi có mùi thơm  của sữa chua là đã đạt.

Bước 5: Dùng rau nhựa lọc lấy sữa chua, chú ý nhẹ tay. Phần nấm dùng muổng gỗ múc nhẹ tiếp tục cho vào lọ và nuôi cùng sữa mới như cũ. Sữa chua bảo quản trong tủ lạnh và dùng dần.

Lưu ý quan trọng khi nuôi nấm Kefir:

    • Tất cả vật dụng nuôi nấm phải sạch sẽ và bằng thủy tinh, nhựa hoặc vải (không sử dụng kim loại). Vì nấm có thể ăn mòn tim loại sản sinh ra những chất có hại cho sức khỏe.
    • Khi nấm chuyển sang màu vàng ngà, cần làm sạch nấm rồi nuôi trở lại.
    • Không rửa nấm thường xuyên và hơn 2 lần liên tục vì lớp bám ở ngoài nấm chính là lớp men có lợi.
    • Quá trình thay sữa phải nhẹ nhàng tránh làm nấm chết.
    • Nấm nổi lên mặt sữa không đồng nghĩa với nấm chết mà nấm sẽ tự lặn xuống lại.
    • Thời gian lên men phụ thuộc vào thời tiết và nhiệt độ. Càng lạnh, tốc độ lên men của nấm càng giảm. 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây