CÁCH LÀM SỮA CHUA NHA ĐAM TẠI NHÀ

Sữa chua nha đam là sự kết hợp tuyệt vời giữa 2 thực phẩm tự nhiên giàu dưỡng chất. Từng muỗng sữa chua ngọt dịu hoà quyện cùng hương vị nha đam thanh thanh, dai dai tan trong miệng. Sữa chua nha đam từ lâu đã trở thành món ăn khoái khẩu của mọi người.

Nha đam là loại một cây khá phổ biến và dễ trồng. Không chỉ làm đẹp da, nha đam còn được biết đến là một loại thực phẩm bổ dưỡng. Trong nha đam có chứa các thành phần là Vitamin A,B12,C … và acid forlic, các yếu tố vi lượng, chất hữu cơ góp phần cung cấp nguồn dưỡng chất dồi dào cho cơ thể.
Sữa chua có nhiều chất dinh dưỡng, các vitamin, chất khoáng có lợi… Tác dụng tuyệt vời của sữa chua mình cũng đã viết riêng để mọi người hiểu kỹ hơn.

Đúng là sữa chua khi kết hợp với nha đam càng làm tăng thêm vai trò của cả hai. Cách làm sữa chua nha đam khá đơn giản. Hôm nay hãy cùng RS tìm hiểu về cách làm sữa chua nha đam qua bài viết dưới đây nhé:

sữa chua nha đam

Nguyên liệu

– 2 bịch sữa tươi không đường
– 1 lon sữa đặc
– 2 hộp sữa chua cái
– Hộp đựng sữa chua
– 1 lon nước sôi (dùng ngay lon sữa đặc để đong)
– Nha đam

Cách làm sữa chua nha đam

Bước 1: Sơ chế nha đam

– Đem nha đam rửa sơ dưới vòi nước lạnh cho sạch bớt đất cát. Bạn dùng dao cắt nha đam thành các khúc nhỏ để dễ sơ chế hơn. Gọt bỏ phần gai hai bên rồi lần lượt gọt hết phần vỏ xanh, chỉ lấy phần thịt trắng. Bạn cắt nha đam thành các hạt lựu có kích thước đều nhau, độ to nhỏ tùy ý.

Lưu ý, bạn phải gọt hết phần vỏ xanh thì nha đam mới không bị đắng, tuy nhiên không nên gọt phạm quá sẽ làm hao lượng nha đam.

Sau đó bạn rửa nha đam với nước lạnh nhiều lần để loại bỏ chất nhớt bên ngoài. Chuẩn bị một thau nước nhỏ, pha với chút muối rồi vắt nước cốt chanh vào.

Tiếp đó, bạn trút hết nha đam vào thau, ngâm khoảng 5 phút cho hết chất nhớt rồi lấy ra, rửa nhiều lần với nước lạnh. Bạn chỉ ngâm nha đam trong khoảng 5 phút, nếu ngâm lâu thì nước muối sẽ ngấm vào nha đam, làm cho nha đam bị mặn.

Chuẩn bị sẵn 1 thau nước đá có pha 2 muỗng canh đường. Bạn nấu sôi một nồi nước, cho nha đam cắt nhỏ vào chần sơ trong khoảng 45 giây đến 1 phút. Bạn vớt nha đam ra, cho vào thau nước đá rồi ngâm khoảng 1 – 2 tiếng, sau đó vớt ra, để ráo nước.

Bước 2: Làm sữa chua

Đổ lon sữa đặc vào âu, dùng lon sữa đó đong thêm 1 lon nước sôi đổ vào, khuấy đều cho sữa tan với nước. Tiếp đó, bạn đổ sữa tươi vào, khuấy đều, đổ thêm sữa chua cái rồi khuấy nhẹ để hỗn hợp sữa hòa tan. Lúc này, hỗn hợp sữa hơi ấm. Lưu ý, bạn khuấy sữa nhẹ nhàng theo một chiều thôi nhé!
Lọc hỗn hợp sữa qua rây để loại bỏ cặn, bước này sẽ giúp sữa chua đặc mịn sau khi thành phẩm.

Bước 3: Cho nha đam vào hỗn hợp sữa chua

Bạn cho nha đam vào chung với sữa, khuấy đều rồi múc vào từng hũ nhỏ.

Đong sữa chua nha đam vào các hộp đựng rồi đem ủ trong thùng xốp trong khoảng từ 7-8 tiếng. Sau khi ủ xong bỏ sữa chua vào tủ lạnh và thưởng thức dần.

Bước 4: Ủ sữa chua

Ủ bằng nồi, thùng xốp :

Đổ sữa chua còn đang ấm vào từng hũ nhỏ hoặc túi sắp đều vào trong. Dùng bát đong nước ủ 1 bát nước nóng thì 3/4 bát nước lạnh. Đong rồi đổ xung quanh sữa chua đã đong và xếp vào nồi đến khi nước được bao quanh hộp sữa chua đã đong. Dùng áo ấm hoặc chăn trùm kín ủ tầm 8 tiếng.

Ủ bằng nồi cơm điện:

 Nước và thời gian tương tự như cách ủ với thùng xốp. Nếu trời lạnh sau mỗi 2 tiếng để nồi cơm ở chế độ giữ ấm “keep warm” khoảng 15 phút rồi rút điện ra.

– Ủ bằng máy ủ chuyên dụng:

Đổ sữa còn ấm ra từng hũ, đặt cốc vào máy ủ, bật chế độ ủ tùy chọn. Nếu mùa hè ủ 4 – 6 tiếng, mùa đông ủ 5 – 8 tiếng.

Sau khi ủ xong, bạn lấy sữa chua ra ngoài, cất vào ngăn mát tủ lạnh để dùng dần. Sữa chua nha đam sau khi ủ xong có thể ăn được ngay, tuy nhiên nếu bảo quản trong tủ lạnh thêm khoảng 1 ngày thì sẽ đạt thành phẩm thơm ngon nhất.

Một số lưu ý nhỏ

Sữa chua nha đam

– Khi ủ bạn cần nên đảm bảo nhiệt độ luôn giữ ở khoảng 40-50 độ C, vì ở khoảng nhiệt độ này men sữa chua hoạt động tốt nhất.
– Trong thời gian ủ tuyệt đối không được di chuyển sữa chua.
– Bạn có thể sử dụng lò nướng để ủ sữa chua. Với lò nướng bạn hãy bật nhiệt độ lò đến khoảng 80 độ trong khoảng 5 phút sau đó tắt lò rồi cho sữa chua vào ủ.

– Chần sơ nha đam sẽ giúp nha đam chín, sạch nhớt và không bị đắng. Tuy nhiên, bạn chỉ nên chần sơ chứ không nên luộc kỹ, nếu luộc lâu nha đam sẽ ra nước và tóp lại, vừa hao lại vừa ăn không ngon. Nha đam sau khi chần sơ ngâm vào nước đá sẽ trắng và giòn hơn. Cho thêm đường vào thau nước đá để giúp nha đam thấm vị ngọt.

– Sữa chua cái có thể có đường hoặc không đường, tuy nhiên dùng sữa không đường sẽ giúp nhanh lên men hơn.

– Có rất nhiều loại sữa đặc khác nhau, tuy nhiên theo ý kiến của những người hay làm sữa chua, dùng sữa đặc Ông Thọ sẽ giúp món sữa chua thơm ngon và đông đặc hơn.

– Bạn hãy chọn những lá nha đam thật tươi, có bẹ nhỏ, màu xanh nhạt và dày thịt. Lưu ý, không nên chọn nha đam quá nhỏ hoặc bị sâu, héo. Cũng không nên chọn những lá quá to nhưng bè (ít thịt). Chọn lá nha đam thuôn dài, thịt trải đều từ đầu đến cuối, đó là nha đam ngon, nhiều thịt.

– Sữa chua có thể ăn bất cứ lúc nào trong ngày, tuy nhiên có 2 thời điểm vàng ăn sữa chua sẽ giúp tận dụng hết công dụng của nó: ăn buổi tối để hấp thụ canxi, ăn buổi chiều để hạn chế mệt mỏi, chống bức xạ,

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây