Kim chi được coi là món ăn truyền thống của người Hàn Quốc, có từ rất lâu đời. Không khó để nhận ra, kim chi có mặt trong mỗi bữa ăn hàng ngày của người Hàn từ gia đình giàu có đến bình dân. Họ coi kim chi giống như quốc hồn quốc bảo của đất nước mình.
Hương vị cay cay, giòn giòn, chua chua, thơm nức của kim chi không chỉ làm người Hàn tự hào, nó còn khiến người dân nhiều nước mê thích, trong đó có Việt Nam. Nhiều năm trở lại đây, các chị em nội trợ Việt thi nhau tìm tòi công thức, để tự tay làm được món kim chi hàng ngày vẫn thấy trong các bộ phim Hàn Quốc chiếu trên tivi.
Cách làm kim chi Hàn Quốc truyền thống cũng không quá khó, chị em có thể tham khảo hướng dẫn dưới đây.
A. NGUYÊN VẬT LIỆU :
– Cải thảo: 2 cây to (khoảng 3kg)
– Cà rốt: 2 củ
– Củ cải: 1 củ
– Hành tây: 1 củ nhỏ
– Hành lá: 100g; hẹ: 100g; gừng: 1 nhánh nhỏ; tỏi: 10 tép; ớt đà lạt đỏ: 1 quả;
– Lê: 0,5 quả
– Bột nếp 80g ; vừng: 50g
– Gia vị: Bột ớt Hàn Quốc: 200 g; muối hạt: 0.3 kg; muối tinh: 50g; đường: 130g; mắm ngon: 20g
PHẦN 2: CÁCH LÀM KIM CHI HÀN QUỐC TRUYỀN THỐNG
Bước 1: Phơi cải thảo
– Cải thảo mua về, bổ đôi hoặc 3 rồi đem phơi khoảng 3-4 tiếng. Loại bỏ những tầu lá bị dập, nát, thâm bên ngoài đi rồi vẩy muối vào từng kẽ lá của cải thảo.
– Thực tế có nhiều người không phơi cải thảo cũng được. Tuy nhiên nếu phơi cải cũng sẽ giòn hơn.
Bước 2: Khâu rắc muối
Dùng muối hạt để rắc đều vào từng bẹ cải thảo. Rắc đều vào phần bẹ trắng. Không rắc vào phần lá xanh vì lá xanh rất nhanh chín, rắc vào phần lá thì lá lại chín trước bẹ, đến khi kim chi lên men thì bẹ vẫn còn hăng mà lá đã chua là hỏng.
Rắc muối xong thì khoảng 15-20 phút lại phải đảo cải 1 lần (đảo ở đây là cho cải ở dưới lên trên, ở trên xuống dưới. Đảo khoảng 2-3 lần, kiểm tra bẹ cải dẻo, có thể uốn cong mà ko gẫy là ổn. Rửa 3-4 lần nước là sạch sẽ, nước trong veo. Xếp cải vào rổ, để cải thẳng, kê rổ nghiêng là sẽ ráo hết nước (Tốt nhất cứ chờ để cải ráo tự nhiên, nếu vắt khô cải dễ bị nát, mất giòn).
Thời gian rắc muối, chờ cải dẻo khoảng 1.5 tiếng, thời gian để cải ráo nước khoảng 1.5-2 tiếng.
Trong thời gian này mình không ngồi chờ mà sẽ chuẩn bị nhân để chiết nhân.
Bước 3: Chuẩn bị nhân
– Quấy cháo: Hòa tan nước và bột nếp ở ngoài rồi bắc lên bếp. Trong quá trình đun, bạn nhớ khuấy đều tay để bột không bị cháy xém ở đáy nồi. Khi thấy bột sôi lăn tăn thì cho đường vào khuấy tan. Đun cho bột sệt lại và tắt bếp, để nguội.
– Củ cải, cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, thái hoặc nạo sợi khoảng 2-2.5 cm (không thái dài và to, lúc cho vào từng bẹ lá rất khó). Hành lá rửa sạch, cũng thái tầm 2 cm.
– Hành tây, lê, ớt, gừng, tỏi gọt vỏ, bỏ hạt cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Khó xay thì cứ thêm 1 chút cháo hoặc nước mắm (không dùng nước lọc).
– Đổ hết hỗn hợp đã xay vào một cái âu lớn thật sạch. Thêm nước mắm, ớt bột Hàn Quốc. Sau đó trộn đều, để hỗn hợp nghỉ khoảng 5-10 phút cho ớt bột nở ra. Nếu nếm thấy nhạt có thể nêm thêm muối. Cho nốt củ cải, cà rốt, hành lá… đã thái vào trộn tiếp.
Bước 4: Phết sốt lên kim chi
– Đeo găng tay rồi phết sốt vào từng kẽ lá của cái thảo sao cho lượng sốt vừa đủ phủ lên bề mặt cải thảo. Sau đó cuộn cải thảo lại để sốt không bị chảy ra ngoài.
– Để cải thảo đã phết sốt ra 1 âu nhựa sạch, hoặc lọ thủy tinh qua 1 đêm.
Bước 5: Bảo quản kim chi ăn dần
– Kim chi để ngoài sau 1 ngày thì đem cất vào tủ lạnh ăn dần.
– Tốt nhất, bạn nên chia kim chi ra từng túi hoặc lọ thủy tinh một, như vậy khi nào ăn lấy sẽ tiện hơn.
– Kim chi bảo quản trong tủ mát được 1 tuần. Sau 1 tuần thì kim chi bắt đầu chua và lên men, chúng ta có thể ăn hoặc làm canh kim chi hoặc lẩu kim chi hay chế biến cùng các món khác mà bạn thích.
Lưu ý cách chọn cải thảo làm kim chi
– Khi mua cải thảo, lưu ý chọn những cây cải thảo còn tươi, to đều, trọng lượng khoảng 1.5 – 2kg/1 cây. Lá cải thảo phải mỏng, xanh.
– Lá dày thì lâu ngấm sốt, quá trình ủ và ép muối cần mất nhiều thời gian hơn. Khi phết sốt vào cải rồi lá dày quá dẫn đến việc không ngấm kịp gia vị, không ngon
– Chỉ nên rắc muối vào cải thảo chứ không ngâm cải thảo vào nước muối. Vì nếu ngâm nước muối cải sẽ không giòn, có khi còn bị ủng, nhớt. Rắc đều muối hạt vào phần bẹ trắng.
– Không rắc vào phần lá xanh vì lá xanh rất nhanh chín, rắc vào phần lá thì lá lại chín trước bẹ, đến khi kim chi lên men thì bẹ vẫn còn hăng mà lá đã chua rất dễ hỏng.
– Nên thoa xốt vào cải thảo sau 10 tiếng kể từ lúc rắc muối, vì nếu để quá lâu cải thảo sẽ bị khô, không thấm xốt, Kim chi sẽ chua nhưng có mùi hăng.
Kimchi nói khó làm thì không đúng mà nói dễ làm thì cũng không hẳn, tỏi, hành, gừng không nên cho quá nhiều, băm nhỏ ngon hơn là xay nhuyễn cùng nhau. Nước dùng nấu bột nếu có cá khô, rong biển cùng cá bào vị cũng ngon hơn khi không có. Ai có điều kiện mua được hàu tươi sống thì cho một ít vô cùng còn không thì bỏ qua.