CÁCH ĐÁNH CẢM, CẠO GIÓ BẰNG TRỨNG GÀ VÀ BẠC

Đánh cảm, cạo gió là phương pháp chữa bệnh dân gian có từ lâu đời. Khi thấy thân thể mệt mỏi rã rời nếu được cạo gió sẽ thấy tinh thần sảng khoái và dễ chịu khác thường. Kinh nghiệm dân gian từ lâu cho rằng trứng gà có thể lấy được phong tà trong cơ thể ra. Một phương pháp dân gian hay dùng rất hiệu quả là “đánh cảm bằng lòng trắng trứng gà và bạc”.

Cảm là trạng thái con người nhiễm các khí độc, các khí đó hầu hết là hợp chất của lưu huỳnh. Gió độc thấm vào cơ thể qua da tại các lỗ chân lông.

Khi bị cảm thì các chất độc trong cơ thể, trong đó có H2S, sẽ không được thải ra ngoài. Chúng xâm nhập vào hệ thống thần kinh, đặc biệt là dọc theo xương sống, gây ra choáng váng đầu óc.

Cần phân biệt rõ cảm lạnh (cảm gió, cảm nóng) và cảm cúm bởi cảm cúm là do virus cúm gây ra. Thông thường cảm lạnh kèm các triệu chứng hắt xì, chảy nước mũi, nghẹt mũi và cơ thể bứt rứt khó chịu. 

Còn cảm cúm là khi cơ thể mệt mỏi, ốm sốt, khó thở, thậm chí kèm ho. Bệnh cảm cúm phải điều trị bằng thuốc còn còn cảm lạnh có thể áp dụng cách đánh cảm để chữa bệnh.

Mặc dù hiện nay y học hiện đại vô cùng phát triển nhưng cạo gió trị bệnh vẫn được thịnh hành vì rất an toàn, thao tác đơn giản và ưu điểm là có bệnh thì khỏi bệnh không có bệnh thì người thêm khoẻ. Đặc biệt là những nơi xa các trung tâm y tế, thiếu phương tiện chữa trị thì cạo gió trị bệnh là biện pháp vô cùng hữu hiệu. 

1. Cách giải cảm bằng lòng trắng trứng gà và đồng xu bạc

– Lấy một quả trứng gà ta luộc chín, bóc vỏ, lấy lòng trắng đang còn nóng cho vào một cái khăn mỏng như khăn tay. Rồi cho đồng bạc ta (phải là bạc thật, nguyên chất mới có tác dụng) đặt vào giữa lòng trắng trứng. Gói khăn lại và bắt đầu đánh cảm.

2. Thao tác khi đánh cảm

Phương hướng: Theo hướng một chiều từ trên xuống dưới. Dùng lực ở cánh tay và ngực dùng lực nhẹ, ở lưng có thể hơi mạnh nhưng cũng nên căn cứ vào tình hình cụ thể, đặc biệt là sức chịu đựng của người bệnh mà quyết định dùng lực mạnh yếu.

– Dụng cụ: Đồng bạc , nhẫn bạc hoặc một vật dụng bằng bạc như dây chuyền bạc…, không sắc nhọn(tránh trầy xướt cho người bệnh)., Một vài quả trứng đã luột chín còn đang nóng.

– Trình tự cạo: Khi cạo gió người bệnh để lộ da chỗ cần cạo. Tay cầm khăn mùi xoa đã quấn trứng gà cùng với bạc để góc 90 hoặc 45 tiến hành cạo. Cổ, lưng, bụng, chân và tay cạo từ trên xuống dưới; ngực cạo từ trong ra ngoài, chú ý dùng lực đều và miết dài. Mỗi bộ phận cạo khoảng từ 3 đến 5 phút có thể sẽ thấy nổi vết đỏ tím. Lưu ý khi cảm giác thấy phần trứng đã nguội lạnh ta sẽ mở khăn, lau chùi đồng bạc cho sáng bóng và thay phần trứng mới nóng ấm để cào những phần khác của cơ thể.

– Các điều chú ý khi cạo:

+ Khi cạo tránh chỗ gió lạnh, mùa đông chú ý giữ ấm, mùa hè không được để quạt thổi vào người bệnh.

+ Sau khi nổi vết cạo trong khoảng 30 phút cấm tắm rửa bằng nước lạnh.

+ Cạo xong người bệnh nên uống một cốc nước nóng (có pha thêm chút muối thì càng tốt).

+ Phải khử trùng vật cạo trước và sau khi cạo.

+ Cấm cạo chỗ có vết lở loét, phần bụng người có thai, mà da có độ mẫn cảm quá cao, người có bệnh khó đông máu, có các bệnh về da.

+ Nên cạo từ 3-6 Trứng / 1 lần cạo . Không cạo quá 3 ngày .

+ Trong lúc đánh cảm, gói khăn nguội thì lại nhúng tiếp vào nước nóng để đánh tiếp. Đánh cảm xong vị trí nào thì dùng khăn ấm lau qua vị trí đó (có thể không cần làm cũng được).

– Sau khoảng 5 phút mở khăn ra sẽ thấy đồng bạc từ màu trắng chuyển sang các màu khác nhau. Mỗi màu sẽ cho biết được nguyên nhân gây cảm khác nhau:

  • Nếu bị cảm nắng, đồng bạc sẽ chuyển màu đồng.
  • Nếu bị cảm lạnh, đồng bạc màu đen, càng cảm lạnh nặng, đồng bạc càng đen.
  • Nếu bị cảm gió thì đồng bạc sẽ có màu đen nhánh với sắc xanh.
  • Nếu vừa cảm nắng vừa cảm lạnh, đồng bạc có cả hai màu.

Chú ý:

Ngoài bị cảm, nếu cơ thể đau nhức, mỏi vai gáy cũng nên áp dụng cách làm như trên ở những vị trí bị đau nhức. Khi đánh cảm phải ở nơi kín gió, sau khi đánh cảm xong nằm đắp chăn (mỏng hay dày tùy theo thời tiết). Khoảng 30 phút rồi mới ra ngoài.

Phương pháp này rất hay, không có tác dụng phụ. Tiện cho những người ở vùng quê xa xôi, đêm hôm trẻ nhỏ người già không đi bệnh viện được. Các mẹ áp dụng trong trường hợp bé bị cảm, mệt, quấy khóc giúp bé chóng khỏe và ngủ ngon hơn. Trẻ em, người lớn trong nhà bị cảm, sốt, đau đầu, đau mỏi vai gáy,…cũng áp dụng tương tự.

3. Khi nào thì nên đánh cảm

Chỉ nên đánh cảm, cạo gió khi xác định người bệnh bị một trong 3 tình trạng cảm sau: cảm lạnh, cảm nắng, cảm gió

Các triệu chứng cảm lạnh cần đánh cảm

  • Hắt hơi, sổ mũi, tịt mũi.
  • Đau  đầu, ớn lạnh dọc sống lưng.
  • Người gai gai sốt, khó chịu….
  • Sợ lạnh, sợ gió.
  • Rêu lưỡi trắng mỏng.

Đau đầu có thể là một biểu hiện của trúng gió, cảm

Các triệu chứng cảm nóng cần đánh cảm

  • Sốt nóng, sợ gió, đầu nặng, đau họng.
  • Miệng khô, ra mồ hôi, ho có đờm..
  • Đau lưng, miệng khô, khát.
  • Nước tiểu vàng, rêu lưỡi vàng.
  • Khám thấy họng đỏ.

4. Nguyên tắc đánh cảm

Có một số nguyên tắc quan trọng khi đánh cảm, người đánh cảm cần phải biết và tuân thủ đúng để việc đánh cảm hiệu quả. Nếu không tuân thủ tốt các nguyên tắc chung này, thậm chí người bệnh còn thấy mệt mỏi hơn.

  • Xem người bệnh bị nhiễm loại cảm nào: cảm lạnh, nóng, nắng, gió…để tìm cách đánh tương ứng.
  • Đánh cảm từ trên xuống dưới: đỉnh đầu, mặt, ngực, bụng, cơ quan sinh dục, lưng, mông, chân tay, lòng bàn chân và tay…
  • Không đánh theo chiều ngược lại (dưới lên)
  • Chỉ đánh theo hai bên cột sống lưng (không đánh thẳng vào cột sống lưng)
  • Duy trì nhiệt độ vừa đủ làm nóng các loại lá, trứng…  trong khi đánh cảm.
  • Tuyệt đối không dùng rượu gừng, dầu nóng cạo gió khi cảm nóng.
  • Không dùng nước mát, dầu trắng (loại dầu không nóng dùng làm mát cơ thể) để đánh cảm lạnh vì cơ thể đã bị lạnh lại càng lạnh thêm.

Các lưu ý trước khi đánh cảm

  • Khi đánh cảm chọn nơi kín gió,  để người bệnh nằm ngay ngắn, tĩnh tâm, toàn thân thư giãn.
  • Sát trùng dụng cụ cạo gió.

Các lưu ý sau khi đánh cảm

  • Người bệnh cần mặc đồ kín, ấm.
  • Người bệnh cần nghỉ ngơi, tránh ra gió và uống nước ấm.
  • Có thể đắp một tấm chăn mỏng để cơ thể toát mồ hôi.

Những trường hợp không được đánh cảm

  • Trẻ em là đối tượng chống chỉ định với mọi hình thức đánh cảm.
  • Phụ nữ mang thai.
  • Người bị bệnh tim mạch, cao huyết áp….

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây