Thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến gây thiếu máu, thường gặp nhất ở trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo (dưới 6 tuổi). Tuy nhiên, cha mẹ cần tìm hiểu, tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung sắt cho trẻ dưới 6 tuổi theo cách tốt nhất. Ngược lại, nếu bổ sung sai cách, trẻ có thể gặp phải nhiều rủi ro về sức khỏe.
Vai trò của chất sắt đối với sức khoẻ của trẻ
Sắt là một khoáng chất quan trọng trong chế độ ăn uống có liên quan đến các chức năng khác nhau của cơ thể. Chúng bao gồm cả việc vận chuyển oxy trong máu. Sắt giúp di chuyển oxy từ phổi đến phần còn lại của cơ thể và giúp cơ bắp lưu trữ và sử dụng oxy. Đây là điều cần thiết trong việc cung cấp năng lượng cho cuộc sống hàng ngày. Sắt cũng rất quan trọng cho sự phát triển của não.
Rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị thiếu sắt, trong đó có thể kể đến như trẻ không được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ trong bữa ăn hàng ngày; khả năng hấp thu sắt trong chế độ dinh dưỡng của trẻ ké; ở thời kỳ tăng trưởng, trẻ cần bổ sung nhiều sắt hơn bình thường; trẻ bị mất máu do bị nhiễm giun sán.
Trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi, trẻ mẫu giáo và thanh thiếu niên có nguy cơ thiếu sắt cao hơn, chủ yếu do nhu cầu sắt tăng lên trong thời kỳ tăng trưởng nhanh. Thiếu sắt ở trẻ em hay người lớn đều là vấn đề nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Đặc biệt, đối với trẻ nhỏ dưới 6 tuổi thì tình trạng thiếu sắt có thể khiến trẻ không được phát triển toàn diện và nếu không được khắc phục kịp thời có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu.
Nên bổ sung sắt cho trẻ như thế nào?
Trẻ em cần bao nhiêu sắt?
Bổ sung sắt cho bé 3 tháng thường không cần thiết vì trẻ khi mới được sinh ra đã có sẵn chất sắt dự trữ trong cơ thể. Nhưng theo thời gian, trẻ cần một bổ sung thêm một lượng chất sắt nhất định để thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển nhanh chóng. Nhu cầu sắt cho cơ thể ở các độ tuổi sẽ thay đổi khác nhau, chẳng hạn:
- Bổ sung sắt cho bé 9 tháng: Khoảng 11 mg/ngày;
- Bổ sung sắt cho bé 1 tuổi – 3 tuổi: Khoảng 7 mg/ngày;
- Bổ sung sắt cho bé 5 tuổi: Dưới 10 mg/ngày;
- Trẻ từ 9 – 13 tuổi: Khoảng 8 mg;
- Trẻ từ 14 – 18 tuổi: Khoảng 15 mg/ngày (nữ) hoặc 11 mg/ngày (nam).
Bổ sung sắt cho bé trong bao lâu?
Bổ sung sắt cho trẻ cần hợp lý và đúng cách. Các bậc phụ huynh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh lạm dụng, mắc sai lầm khi bổ sung cho trẻ, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ nhỏ.
Đối với những trường hợp đang được uống sữa công thức, trong đó có tăng cường bổ sung sắt thì rất có thể, con bạn đã được cung cấp chất sắt được khuyến nghị. Vì thế, mẹ cần chú ý về công thức, thành phần sữa.
Với những trường hợp nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ thì cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng và thời gian bổ sung sắt cho bé. Thông thường, đối với trẻ sinh đủ tháng thì cần bổ sung sắt khi trẻ được 4 tháng tuổi. Đối với trẻ sinh non, bé nên được bổ sung sắt khi được 2 tuần tuổi cho đến khi ăn dặm lúc 1 tuổi.
Bổ sung sắt cho trẻ qua thực phẩm và thuốc
Chế độ ăn uống | Bổ sung sắt cho bé bằng thuốc |
– Mẹ có thể bổ sung sắt cho bé bằng việc bổ sung vào chế độ ăn của trẻ những loại thực phẩm sau: – Sắt trong thực phẩm động vật: Bao gồm một số loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn, thịt cừu; một số loại hải sản như cá, tôm, cua,…; trứng và gan động vật,… – Sắt trong thực phẩm thực vật: Những loại rau màu xanh đậm thường có chứa nhiều sắt, chẳng hạn như rau muống, rau bó xôi,…- – Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể bổ sung sắt cho con bằng việc cho trẻ ăn các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt,… Ngoài ra, nên cho trẻ ăn một số loại hoa quả có chứa nhiều vitamin C như cam quýt, dâu tây,… để tăng cường hấp thu sắt. | – Các bậc phụ huynh cần lưu ý, chỉ nên bổ sung sắt bằng thuốc cho trẻ khi có chỉ định của bác sĩ. Không tự ý mua thuốc bổ sung cho trẻ để tránh hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. – Nên bổ sung sắt trước khi ăn 1 giờ hoặc sau ăn 2 giờ vì sắt được hấp thu tối đa khi bụng đói. Với những trường hợp trẻ nhạy cảm, dễ xảy ra tình trạng buồn nôn thì nên được bắt đầu với liều thấp sau đó tăng dần đến liều lượng điều trị mà bác sĩ chỉ định. – Khi cho trẻ bổ sung sắt thì hạn chế để bé sử dụng các loại đồ uống có ga. – Nên hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng sau khi dùng thuốc để tránh trường hợp các thành phần của thuốc có thể khiến răng trẻ bị đậm màu hơn. – Một số tác dụng không mong muốn của thuốc là khiến trẻ đi ngoài phân đen, nhưng không đáng lo ngại. Ngoài ra một số trường hợp nghiêm trọng hơn có thể kể đến như đau bụng, táo bón, tiêu chảy, buồn nôn,… – Để xa tầm tay của trẻ để tránh tình trạng ngộ độc thuốc. |
Ngăn ngừa thiếu sắt ở trẻ mới biết đi và trẻ mẫu giáo
- Ăn thịt nạc đỏ ba đến bốn lần một tuần. Cho ăn các loại thịt thay thế như các loại đậu, thịt gà, thịt gia cầm, cá, trứng và một lượng nhỏ các loại hạt và bột nhão. Đây là những nguồn cung cấp sắt quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của trẻ. Nếu gia đình theo chế độ ăn chay, mẹ có thể cần tham khảo lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo đáp ứng tất cả các nhu cầu về chế độ ăn uống của con.
- Bổ sung vitamin C vì điều này giúp cơ thể hấp thụ nhiều sắt hơn. Đảm bảo cho trẻ ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, quýt, quả kiwi, cà chua, bắp cải, ớt chuông và bông cải xanh.
- Khuyến khích thức ăn đặc trong bữa ăn và chú ý rằng trẻ mới biết đi không ‘làm no’ bằng đồ uống giữa các bữa ăn.
- Tiêu chảy mãn tính có thể làm cạn kiệt nguồn dự trữ sắt của con, trong khi ký sinh trùng đường ruột như giun có thể gây thiếu sắt. Hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
- Những trẻ kén ăn có thể gặp rủi ro do tiêu thụ kém hoặc thiếu sự đa dạng trong các loại thực phẩm trẻ ăn. Tìm kiếm lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng về cách quản lý trẻ biếng ăn.
- Đừng lạm dụng sữa. Không nên cho trẻ từ 1 – 5 tuổi uống hơn 710 ml sữa mỗi ngày để hạn chế nguy cơ thiếu sắt.