Nhau bám thấp là hiện tượng nhau thai bám ở vị trí bất thường của tử cung gần với cổ tử cung. Bình thường nhau thai bám ở mặt trước, mặt sau, hoặc đáy tử cung. Nhau bám thấp có thể hết bám thấp khi tuổi thai lớn dần lên và tử cung phát triển về phía đáy, kéo theo bánh nhau lên cao. Vị trí bánh nhau bám có thể được cải thiện tốt hơn khi tuổi thai càng lớn. Và tử cung phát triển lớn lên kéo theo vị trí nhau về phía đáy tử cung. Về dự phòng bệnh nhau bám thấp, tốt nhất là nên kế hoạch hóa gia đình, hạn chế sinh đẻ nhiều, không nạo phá thai nhiều lần.
Lưu ý về chế độ sinh hoạt cho thai phụ nhau bám thấp
+ Khi bị nhau bám thấp, thai phụ sẽ có biểu hiện ra máu. Hiện tượng ra máu có thể xuất hiện nhiều lần chứ không chỉ một lần. Do đó thai phụ cần hạn chế đi lại, hạn chế vận động mạnh để tránh xuất huyết âm đạo. Tối ngủ nên nằm gác chân cao.
+ Thai phụ bị nhau bám thấp tuyệt đối không nên quan hệ tình dục để tránh xuất huyết.
+ Tránh căng thẳng, lo lắng. Nên giữ tinh thần lạc quan, vui tươi, đi ngủ sớm để tăng cường sức khỏe.
+ Cần đi khám thai định kỳ. Trường hợp có dấu hiệu xuất huyết thai phụ cần đi khám ngay để được điều trị kịp thời.
Chế độ ăn uống cho thai phụ
Thai phụ bị nhau bám thấp nên ăn gì?
Nhau bám thấp dễ dẫn tới tình trạng ra máu trong quá trình mang thai. Do đó cơ thể người mẹ và em bé dễ bị thiếu máu.
- + Thai phụ bị nhau bám thấp nên ăn tăng cường các thực phẩm giàu sắt như:
- Thịt có màu đỏ như: Thịt heo, thịt cừu, thịt bò, lòng đỏ trứng gà. Các loại động vật thân mềm như: ốc, sò.
- Nội tạng động vật như: gan gà, gan heo, gan ngỗng. Các loại rau như xanh như: rau cải bó xôi, cải xoăn kale, súp lơ xanh.
- Các loại đậu như: đậu xanh, đậu hà lan.
+ Khi ăn các thực phẩm giàu chất sắt nên ăn cùng các loại thực phẩm giàu vitamin C như: trái cây họ cam quýt,… để giúp hấp thu chất sắt tốt hơn.
+ Thai phụ bị nhau bám thấp có xuất huyết ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người mẹ và thai nhi. Do đó thời gian này thai phụ cần tăng cường bồi bổ bằng các loại thực phẩm để giúp nâng cao sức khỏe của người mẹ và em bé.
+ Nên ăn nhiều các thực phẩm bổ dưỡng, dễ tiêu. Nên ăn các loai thực phẩm tươi sống.
+ Thai phụ nên uống từ 2 đến 2.5 lít nước mỗi ngày. Có thể sử dụng các loại nước hoa quả cùng với nước lọc.
+ Theo kinh nghiệm dân gian thai phụ bị nhau bám thấp có thể uống nước củ gai tươi, hoặc nước lá khoai sọ. Chúng có tác dụng an thai, hỗ trợ điều trị nhau bám thấp rất tốt. Tuy nhiên cơ địa mỗi người là khác nhau, do đó khi sử dụng nên tham khảo ý kiến cả thầy thuốc.
Thai phụ bị nhau bám thấp không nên ăn gì?
+ Cần hạn chế các thực phẩm có tính nhiệt cao như: ớt, hạt tiêu. Hoặc các thực phẩm có tính hàn mạnh có thể gây tiêu chảy.
+ Hạn chế ăn các thực phẩm đông lạnh, thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn.
+ Cần tuyệt đối tránh xa thuốc lá, đồ uống có cồn, các loại chất kích thích. Vì những thứ này ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người mẹ và thai nhi. Đặc biệt là khói thuốc lá có thể gây những biến chứng trong quá trình mang thai, nhất là với những thai phụ có nhau bám thấp.
Đặc biệt lưu ý giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ
Giai đoạn này sức khỏe của cả mẹ và bé cần được theo dõi, kiểm tra chặt chẽ. Thai phụ cần:
+ Nắm rõ dấu hiệu chuyển dạ thực sự để đến bệnh viện kịp thời.
+ Phân biệt rỉ ối và chảy dịch âm đạo để xử lý kịp thời. Tránh gây sinh non, suy thai, thai chết lưu.
+ Đặc biệt cẩn trọng khi xuất hiện chảy máu trong 3 tháng cuối thai kỳ cần được cấp cứu khẩn cấp để đảm bảo tính mạng cho cả mẹ và bé.
+ Theo dõi lượng nước ối thường xuyên, liên tục.
+ Theo dõi cân nặng của thai nhi 3 tháng cuối để đánh giá sự phát triển của bé. Đồng thời tiên lượng các nguy cơ có thể xảy ra khi sinh.
+ Nhóm theo dõi đặc biệt như nhau tiền đạo, thai nhi chậm phát triển cần được bác sĩ theo dõi sát sao và có chỉ định phù hợp.
+ Phân biệt cơn gò sinh lý, gò chuyển dạ và thai máy để đến bệnh viện kịp thời.
Hiện nay qua siêu âm, ngoài việc khảo sát hình thái thai nhi, ước tính trọng lượng qua các số đo… Bác sĩ có thể xác định vị trí bánh nhau bám vào tử cung. Vì vậy, khi thấy hiện tượng kể trên mẹ bầu nên đi khám để phát hiện sớm nhau tiền đạo và có biện pháp xử trí an toàn và giảm những nguy cơ cho cả mẹ và con.
(Nguồn: BV Vinmec, thaythuoccuaban.com)