BỆNH CHÂN TAY MIỆNG Ở TRẺ

Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ là một bệnh truyền nhiễm phổ biến, bùng phát mạnh vào thời điểm giao mùa và rất dễ lây lan. Vậy bố mẹ nên làm gì và không nên làm gì khi chăm sóc trẻ bị chân tay miệng? Hãy cùng mình tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người , hay gây thành dịch do virut đường ruột gây ra. Bệnh lây qua đường tiêu hoá ( nước bọt, phỏng nước và phân bé ) xuất hiện rải rác quanh năm và tăng cao nhất từ tháng 3- tháng 5 và tháng 9- tháng 12 hằng năm. Thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi , đặc biệt bé dưới 3 tuổi do đề kháng kém  , giai đoạn này bé hay đi học tại nhà trẻ mẫu giáo nên lây nhau thành dịch bệnh. 

Hai nhóm chính gây bệnh là Coxsavirut A16 và Enterrovirus ( EV71) trong đó biến chứng nặng thường do EV71( lý do test dương tính với chủng này ). Biểu hiện chính là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí : niêm mạc miệng , lòng bàn tay, lòng bàn chân , mông, gối. Đa số CHÂN TAY MIỆNG LÀNH TÍNH nhưng chúng cũng có thể gây biến chứng nếu bé bị nặng và không sử lý kịp thời : Viêm não- viêm màng não, viêm cơ tim , phù phổi cấp   

Dấu hiệu nhận biết của bệnh

Phát hiện sớm các dấu hiệu bé bị chân tay miệng là yếu tố giúp việc điều trị thuận lợi và chăm sóc kịp thời để hồi phục bệnh nhanh hơn. Các triệu chứng của bệnh tay chân miệng ở trẻ em qua từng giai đoạn cụ thể bao gồm:

Giai đoạn ủ bệnhTừ 3 đến 6 ngày sau khi nhiễm virus. Ở giai đoạn này chưa có biểu hiện ra bên ngoài cơ thể, trẻ vẫn sinh hoạt bình thường.
Giai đoạn khởi phát (kéo dài 1 – 2 ngày)Triệu chứng sớm nhất của khi bị tay chân miệng là sốt nhẹ, đau họng, sổ mũi, cơ thể mệt mỏi, tiêu chảy vài lần trong ngày, đôi khi sờ thấy hạch ở cổ, hạch ở hàm dưới.
Giai đoạn toàn phát (từ 3 – 10 ngày)Viêm loét miệng:Xuất hiện mụn nước nhỏ (đường kính 2 -3 mm) ở niêm mạc miệng, má, lợi, mặt bên của lưỡi. Các bóng nước vỡ rất nhanh tạo thành các vết loét khiến trẻ bị tăng tiết nước bọt, khiến em bé bị tay chân miệng cảm thấy đau khi ăn và vì thế trẻ rất dễ biếng ăn.
Phát ban toàn thân:Xuất hiện các bóng nước lớn hình bầu dục lồi (đường kính 2 – 10mm) ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, vùng mông và nổi ban toàn thân có thể ở trên da hoặc ẩn dưới da.
Biến chứng:Trẻ bị tay chân miệng có biểu hiện sốt, buồn nôn, một số trường hợp sốt cao, nôn nhiều có thể xuất hiện các biến chứng thần kinh như rối loạn tri giác, lơ mơ, mê sảng, co giật… Các biến chứng này thường xuất hiện rất sớm từ ngày 3 đến ngày 5 của bệnh.
Giai đoạn lui bệnhTừ 7 – 10 ngày tính từ ngày bệnh khởi phát, trẻ sẽ hồi phục hoàn toàn nếu không xảy ra các biến chứng như trên. Trường hợp xảy ra các biến chứng: sốt cao trên 39°C hoặc sốt cao kéo dài trên 48 tiếng, trẻ quấy khóc, bứt rứt, ói nhiều; ngủ lịm, dễ giật mình, hoảng hốt, run tay chân, thở khó… thì cần cho trẻ nhập viện ngay.

Các biến chứng của bệnh chân tay miệng

Biến chứng thần kinh : Viêm thân não , viêm não tuỷ , viêm màng não Rung giật cơ , giật mình từng cơn ngắn 1-2 s, chủ yếu tay và chân , hoặc bắt đầu khi bé ngủ
– Ngủ gà, bứt dứt, đi loạng choạng , run chi, mắt nhìn ngược
– Rung giật nhãn cầu 
– Yếu , liệt chi, liệt dây thần kinh sọ não
– co giật, hôn mê , hoặc tăng trương lực cơ ( duỗi cứng mất não hoặc gồng cứng )
Biến chứng tim mạch, hô hấp Viêm cơ tim, phù phổi cấp , tăng huyết áp , suy tim, truỵ mạch. 
– mạch nhanh trên 150 lần /1 phút 
– Da nổi vân tím , vã mồ hôi , lạnh tay chân
– Huyết áp tăng 
– Khó thở : thở nhanh, rút lõm lồng ngực , khò khè …. 
– Phù phổi cấp : Sùi bọt hồng , tím tái , 

PHÂN ĐỘ CHÂN TAY MIỆNG

Theo bộ y tế 3/2012 chia làm 4 cấp độ :

– Độ 1 : Chỉ loét miệng hoặc tổn thương da

– Độ 2 : Bao gồm 

Độ 2A: Bé có giật mình dưới 2 lần /30 phút , sốt trên 2 ngày hoặc trên 39 độ, nôn, lừ đừ , khó ngủ , quấy 

Độ 2 B: Nhóm 1 ( Giật mình khi khám , giật mình trên 2 lần /30 p, ngủ gà, mạch nhanh ) hoặc nhóm 2 ( Sốt cao trên 39,5 độ không đáp ứng thuốc hạ sốt , mạch nhanh trên 150 lần /1p, thất điều : run chi, run người , không ngồi vững, loạng choạng ,  bé yếu chi hoặc liệt chi, rung nhãn cầu , liệt dây thần kinh sọ : nuốt sặc , thay đổi giọng nói. 

– Độ 3 : Mạch nhanh ( trên 170 lần ) vã mồ hôi toàn thân hoặc khu trú , huyết áp tâm thu tăng , thở nhanh , khó thở nặng , rối loạng trị giác , tăng trương lực cơ 

– Độ 4 : Sốc, phù phổi cấp , tím tái , Spo2 dưới 92%, ngưng thở , thở nấc 

Bệnh tay chân miệng

Cách điều trị bệnh chân tay miệng ở trẻ

Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu , chỉ hỗ trợ ( không dùng kháng sinh điều trị khi không có dấu hiệu bội nhiễm ). Chính vì vậy các mẹ căn cư vào phân độ kia để điều trị cho bé. Giữ vệ sinh sạch sẽ , ăn uống đầy đủ và tăng đề kháng cho bé. 

VỚI BÉ ĐỘ 1 có thể điều trị tại nhà 

– Hạ sốt nếu bé sốt cao 

– Vệ sinh nhẹ nhàng răng miệng bé , cho bé nghỉ ngơi, ở chỗ thoáng mát. 

– Bôi acyl clovir hoặc subac ở vết ngoài miệng , trong miệng bôi kamistad gel. 

– Uống Aerius nếu bé ngứa. 

– Uống tăng cường đề kháng : cellin, thimomudin, betaglukan. 

– Ăn loãng , vệ sinh sạch sẽ cá nhân. 

KHI BÉ CÓ ĐỘ 2A trở lên nên điều trị nội trú tại viện tránh biến chứng.

* Cách ly bé đó tránh lây lan sang các bé khác. Vệ sinh sạch sẽ những đồ dùng mà bé tiếp xúc đến. Kể cả phân của bé sau khi đại tiện. 

* Cho bé mặc thoáng, ăn nhiều hoa quả lên. vẫn tắm được nhưng lau nhẹ nhàng đừng lau làm vỡ mun. 

* Với bé bị nhiều nốt trong miệng gây đau thì cho bé uống giảm đau( hạ sốt paracetamol) sau đó cho bé ăn bú ngay. Mình phải làm như vậy vì bé đau thường bỏ ăn bú. Nhưng khi bé đỡ đau thì bé ăn tốt lên sức khoẻ cũng tốt lên. 

* Cho bé uống một số sản phẩm tăng đề kháng : thimomudin, betaglucan, vitamin C( celin).

* Với bé lớn hơn có thể bôi acyl clovir và uống acyl clovir. Bé nhỏ bôi xanhmethilen được  

* Khi thấy bé có dấu hiệu mệt moit , li bì , nôn nhiều cho bé đến viện. 

– Hiện nay chưa có vacxxin phòng bệnh đặc hiệu. Các bé vẫn có thể tái nhiễm nếu trong vùng dịch và tiếp xúc với bé khác. 

– Cách lý theo nhóm bệnh, không để trẻ đang bị bệnh đến lớp trong 10-14 ngày đầu của bệnh vì thường tầm này mới không lây sang bé khác 

– Vệ sinh sạch sẽ bé , tửa tay bằng xà phòng , rửa sạch đồ chơi vật dụng sàn nhà 

– Cho bé uống tăng cường đề kháng mỗi khi chuẩn bị đến mùa dịch 

– Dự phòng ở nhà 1 type Subac hoặc acyl clovir và một type kamistad gel. 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây