BÀ BẦU NÊN ĂN QUẢ GÌ TRONG THỜI KỲ MANG THAI?

Trong thời kỳ mang thai, bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất là vô cùng cần thiết đối. Ngoài chế độ ăn hàng ngày, mẹ bầu cũng cần ăn thêm nhiều loại hoa quả bổ sung dinh dưỡng và giúp thai nhi phát triển khoẻ mạnh. Vậy bà bầu nên ăn quả gì trong thời kỳ mang thai để tốt cho cả mẹ và bé? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!

Vì sao bà bầu nên ăn hoa quả tươi khi mang thai

Trái cây luôn được biết đến như thực phẩm có hàm lượng cao vitamin và khoáng chất. Các vitamin và khoáng chất trong hoa quả đều đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của thai nhi cũng như là sức khoẻ của mẹ bầu.

tong hop trai cay
Bà bầu nên ăn quả gì trong thời kì mang thai?

Bà bầu nên ăn quả gì trong thời kì mang thai?

Các mẹ bầu đều biết trái cây rất tốt, nhưng bà bầu nên ăn quả gì?  Và với liều lượng thế nào thì nhiều người chưa biết. Dưới đây là một số loại quả bà bầu nên ăn trong thời kỳ mang thai nhé!

1. Đu đủ chín

Đu đủ chín là trái cây chứa nhiều vitamin A, beta – carotene, vitamin C, canxi và sắt. Ăn đu đủ chín sẽ giúp bà bầu giảm ốm nghén, tăng cường hệ miễn dịch. Đặc biệt còn tránh được tình trạng táo bón và tốt cho sự phát triển thị giác của thai nhi.

Quả đu đủ

Tuy nhiên, bà bầu chỉ nên ăn đu đủ chín 2 lần/ tuần. Và mỗi lần chỉ nên ăn 1 miếng là đủ. Vì vị ngọt của đu đủ chín có thể khiến bà bầu bị tiểu đường thai kỳ. Ăn quá nhiều đu đủ sẽ gây kích thích ruột già. Do đặc tính nhuận tràng và có thể gây vàng da. Các mẹ bầu hãy lưu ý loại bỏ hoàn toàn hạt đu đủ trước khi ăn vì có chứa độc.

2. Chuối chín

Trong chuối chín có nhiều kali. Nó giúp bà bầu giảm tình trạng chuột rút và phù nề thường gặp ở phụ nữ mang thai. Ăn 1 – 2 quả chuối mỗi ngày sẽ cung cấp cho mẹ bầu nguồn năng lượng dồi dào. Vì trong chuối có chứa nhiều thành phần đường tự nhiên.

Các mẹ bầu cũng không nên ăn quá nhiều chuối trong thai kỳ. Vì có thể gây táo bón nặng, dư thừa chất dinh dưỡng. Do trong chuối chứa hàm lượng cao magiê và pectin (một loại chất xơ tự nhiên).

3. Các trái cây thuộc họ cam

Họ nhà cam với những trái cây như cam, quýt, luôn nổi tiếng là có hàm lượng vitamin C cao. Chúng mang lại vô vàn lợi ích như: giúp giảm ốm nghén; tăng cường sức đề kháng; giải độc lợi tiểu.

Mẹ bầu chỉ nên ăn 1 quả cam hoặc uống 1 cốc nước cam một ngày. Đặc biệt lưu ý tránh uống khi đói . Vì nếu ăn nhiều các trái cây họ nhà cam có thể gây rối loạn tiêu hoá, hại men răng vì tính axit cao.

4. Kiwi

Kiwi đúng là loại quả “nhỏ nhưng có võ”. Khi mà 1 quả kiwi chưa tới 80 dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt tốt với các bà bầu. Với hàm lượng axit folic cao gấp 10 lần so với táo. Kiwi sẽ giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh, tăng cường phát triển hệ thần kinh cho thai nhi. Kiwi cũng chứa hàm lượng cao chất xơ giúp ngừa táo bón. Lượng lớn vitamin C trong Kiwi sẽ giúp các mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch.

Tuy vậy, mẹ bầu cũng không nên ăn quá nhiều kiwi trong ngày, chỉ nên ăn 1 – 2 quả/ngày. Đặc biệt lưu ý các mẹ bị sỏi thận thì không nên ăn kiwi vì có chứa oxalate trong đó.

5. Lựu

Ngoài công dụng giúp làm đẹp da và hỗ trợ ngăn ngừa rạn da vì có chứa nhiều các chất chống oxy hoá. Lựu còn là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào rất tốt cho hệ miễn dịch của mẹ. Có nhiều nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra mẹ bầu ăn lựu khi đang mang thai sẽ giúp ngăn ngừa thiếu máu, tốt cho hệ xương của cả mẹ và bé.

Lựu cũng là loại quả có lượng calories cao. Vậy nên các mẹ bầu chỉ nên ăn 1 quả lựu hoặc uống 1 cốc nước ép lựu mỗi ngày.

6. Dứa

Dứa là loại hoa quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin C, axit folic, vitamin nhóm B. Hơn nữa lại chứa nhiều chất xơ và hàm lượng chất béo bão hòa thấp, do đó dứa có giá trị dinh dưỡng cao. Công dụng dứa thì nhiều vô kể: giúp mẹ bầu cải thiện tâm trạng, điều hoà huyết áp, cung cấp chất xơ, vitamin C và các vitamin nhóm B.

Để tránh làm tăng các enzyme bromelain dẫn đến nguy cơ sảy thai thì các mẹ bầu chỉ nên ăn 1 – 2 quả dứa mỗi tuần vào cuối thai kỳ.

7. Bơ

quả bơ

Trong quả bơ chứa nhiều vitamin A, vitamin E, vitamin B6, và folate. Chúng giúp bà bầu có một hệ miễn dịch tốt cũng như là ngăn ngừa dị tật thai nhi. Bơ còn hỗ trợ tiêu hoá, hỗ trợ duy trì mức cholesterol và đường trong cơ thể

Mẹ bầu nên ăn 1 trái bơ ngày và ăn trước bữa chính 1 – 2 tiếng để tránh bị tích chất béo. Các mẹ cũng có thể lưu ý đổi cách chế biến để không bị ngán.

8. Nho

Mẹ bầu ăn nho trong thai kỳ sẽ “gặt hái” được vô vàn lợi ích: Tăng cường sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi, phòng ngừa thiếu máu, hỗ trợ cải thiện tiêu hoá, tăng sức đề kháng, tăng cường chức năng thận, giảm phù nề. Vì khi mẹ bầu ăn nho sẽ bổ sung hàm lượng các vitamin và khoáng chất vào cơ thể: vitamin A, vitamin C, vitamin B1, beta-carotene, phốt-pho, magiê và axit folic.

Những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ thì nên tránh ăn nho vì sẽ làm đường huyết tăng cao. Khi ăn nho, mẹ nên lưu ý bỏ vỏ để tránh gây đầy bụng, khó tiêu.

9. Xoài

Xoài cũng là loại quả “vạn năng” khi đem đến rất nhiều lợi ích cho mẹ bầu: Tốt cho hệ tiêu hoá, giảm thiếu máu, tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện trí nhớ, tốt cho hệ xương, giảm triệu chứng đau đầu khi mang thai và ngăn ngừa dị tật cho thai nhi

Mẹ cũng không nên ăn quá nhiều xoài, đặc biệt trong 3 tháng cuối vì xoài có hàm lượng calories cao. Các chuyên gia khuyên mẹ chỉ nên ăn 1 – 2 quả xoài/tuần. Mẹ bầu cũng nên lưu ý phần mủ xoài dễ gây dị ứng cho da. Khi chọn xoài, mẹ nên chọn kỹ để tránh chọn nhầm xoài chín nhân tạo, gây ảnh hưởng cho cả mẹ và thai nhi.

10. Táo

Táo là loại trái cây mà các chuyên gia khuyên mẹ nên ăn 1 quả/1 ngày. Vì táo có nhiều tác dụng tốt cho mẹ và bé như: Tăng hệ miễn dịch, giảm chứng dị ứng ở trẻ, giảm nguy cơ mắc bệnh ở thai nhi, giảm cholesterol cho mẹ bầu, giúp bảo vệ xương,..

Lưu ý khi chọn mua táo, mẹ nên mua ở những địa chỉ uy tín để tránh táo ngâm phun các loại thuốc hoá học. Trước khi ăn, mẹ nên ngâm táo 5-10 phút trong nước muối để đảm bảo vệ sinh.

11. Dâu tây

Dâu tây không những không đem lại ảnh hưởng xấu nào mà lại rất có lợi cho mẹ bầu và thai nhi nếu mẹ ăn đúng cách. Dâu tây chứa hàm lượng cao vitamin C và axit folic giúp giảm nguy cơ dị tật thai nhi, tăng cường hệ miễn dịch, và hạn chế khả năng sinh non.

Mẹ bầu có thể ăn dâu tây mỗi ngày. Nhưng hãy nhớ rửa thật kỹ trước khi ăn để đảm bảo an toàn. Mẹ có thể làm sinh tố hoặc nước ép dâu tây để có thể hấp thu các dưỡng chất tối đa.

12. Việt quất

Quả việt quất giàu các chất chống oxy hóa vitamin C, vitamin B2, vitamin B6, vitamin E và vitamin K. Và cung cấp nhiều chất xơ. Các mẹ bầu ăn việt quất thường xuyên sẽ mang lại những lợi ích rất lớn như: tăng cường hệ tiêu hoá, bảo vệ tim mạch, cải thiện trí nhớ, ngăn chặn các tế bào ung thư, bảo vệ răng tóc cho mẹ bầu trong quá trình mang thai.

Mỗi ngày mẹ nên ăn ít nhất 2 quả việt quất và ăn trong suốt thai kỳ. Vì ở Việt Nam, đa phần việt quất được nhập khẩu nên mẹ hãy chọn nơi bán uy tín, đảm bảo an toàn

13. Sung

Sung là loại quả hết sức quen thuộc với người Việt Nam. Nhiều mẹ không thích ăn sung vì mùi vị không ngon miệng. Nhưng đây lại là loại quả mang lợi nhiều lợi ích cho mẹ và thai nhi. Nhiều chuyên gia khuyên rằng đây là loại quả không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu. Vì nó giúp giảm ốm nghén hiệu quả, phòng tránh nguy cơ sản giật, tiền sản giật, hạn chế nguy cơ sinh non, sảy thai và giúp lợi sữa sau sinh.

Mẹ hoàn toàn có thể bổ sung các món ăn liên quan đến quả sung vào thực đơn hàng ngày của mình, ví dụ như: sung luộc chấm muối, cháo sung mật ong, thịt ba chỉ kho sung,… Nhưng nếu mẹ có tiền sử đau dạ dày hoặc các bệnh về răng miệng thì nên hạn chế món này vì quả sung có tính axit cao.

14. Dừa tươi

Không chỉ là một loại thực phẩm giải khát được nhiều người yêu thích, dừa tươi còn là “vị thuốc bổ” rất tốt với bà bầu vì tác dụng tốt với mẹ và bé. Khi mẹ bầu uống nước dừa đúng cách sẽ giúp: cải thiện chức năng thận, cải thiện mức nước ối, tăng cường hệ miễn dịch, cung cấp cả các vi chất cho mẹ và thai nhi.

Nhưng các mẹ hãy hết sức lưu ý khi sử dụng nước dừa nếu không sẽ bị phản tác dụng. Tuy nước dừa có tính chất dịu nhẹ giúp giải khát nhưng mẹ bầu chỉ nên uống tối đa 1 ly/ngày. Tuyệt đối không nên lạm dụng nước dừa thay cho nước lọc và các loại nước ép bổ dưỡng khác. Khi mua các mẹ ưu tiên chọn trái dừa tươi vỏ xanh thay vì các trái già vỏ nâu, và uống ngay sau khi được đổ ra từ quả.

15. Thanh long

Thanh long có vị chua ngọt nhẹ là loại hoa quả nhiều người ưa chuộng. Trái thanh long có chứa hàm lượng cao vitamin C, các vitamin nhóm B, kali, magiê, canxi, chất béo có lợi và chất xơ. Do đó, các mẹ bầu ăn thanh long sẽ được tăng cường sức đề kháng tự nhiên, ổn định tim mạch và huyết áp, ngăn ngừa tình trạng táo bón thai kỳ, giảm các triệu chứng mệt mỏi và đặc biệt còn giúp phát triển não bộ của thai nhi.

Cũng như các loại hoa quả khác, mẹ bầu không nên sử dụng thanh long quá nhiều. Mức sử dụng khuyến nghị cho bà bầu là 1-2 quả/tuần. Các mẹ có tiền sử tiểu đường cao và tiểu đường không nên sử dụng thanh long vì có lượng đường cao.

16. Roi

Quả roi là loại quả có tác dụng giảm nhiệt nhanh, hàm lượng nước cao, năng lượng thấp nên được các chuyên gia khuyên dùng cho mẹ bầu. Hàm lượng chất xơ cao trong roi còn giúp giảm tình trạng táo bón và giúp lượng đường hấp thu vào trong máu từ từ.

Tuy nhiên, quả roi có vị chua nhẹ nên mẹ bầu không nên ăn quá 10 quả/ngày, và đặc biệt  không nên ăn vào lúc đang đói vì sẽ gây cồn ruột. 

17. Ổi

Nhiều người quan niệm rằng ăn ổi không tốt cho phụ nữ mang thai. Nhưng trên thực tế, nếu biết sử dụng đúng cách thì ổi có tác dụng rất lớn cho mẹ bầu như là: ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ, giữ huyết áp ổn định, giảm nguy cơ thiếu máu, hỗ trợ hệ tiêu hoá, bổ sung canxi và hỗ trợ phát triển hệ thần kinh thai nhỉ.

Mẹ nên ăn ổi chín, hạn chế ăn ổi xanh để tránh gây ra các vấn đề về răng miệng. Mẹ cũng không nên ăn quá nhiều ổi, đặc biệt là ổi chưa gọt vỏ vì sẽ dẫn đến các bệnh về tiêu hoá.

18. Lê

Là loại quả mọng nước, có vị chua ngọt nhẹ nên lê được nhiều mẹ chọn để là món tráng miệng. Quả lê sẽ giúp mẹ giảm các triệu chứng nghén, hạn chế tiểu đường thai kỳ, ngăn ngừa các bệnh tim mạch và cung cấp axit folic tốt cho mẹ và bé

Tuy lê không có tác dụng phụ nhưng mẹ chỉ nên ăn 1-3 quả lê nhỏ mỗi ngày để đảm bảo không bị dư thừa chất dinh dưỡng, cũng như dư thừa khí gây nên đầy bụng

19. Hồng xiêm

Hồng xiêm có vị ngọt nên được các mẹ bầu vô cùng yêu thích. Đường glucose trong hồng xiêm sẽ cung cấp đường trong cơ thể phụ nữ mang thai một vài phút. Các vi chất dinh dưỡng trong hồng xiêm cũng giúp mẹ bầu tránh táo bón, ngăn ngừa vi khuẩn, giảm phù nề.

Khi ăn hồng xiêm, mẹ bầu nên ăn quả chín. Không nên ăn quả xanh vì nhựa từ quả có thể gây dị ứng.

20. Chanh tươi

Quả chanh

Quả chanh từ lâu đã là loại quả quen thuộc trong căn bếp mỗi gia đình Việt. Một trái chứa vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể bà bầu bao gồm canxi, các vitamin nhóm B, polate, phốt pho, magiê, axit pantothenic và hàm lượng cao vitamin C.

Ngoài tác dụng giải nhiệt, nước chanh tươi còn giúp giải độc cơ thể, ổn định huyết áp, ổn định huyết áp, giảm thiểu tình trạng ốm nghén, và tăng khả năng miễn dịch.

Nếu các mẹ bầu thường xuyên bị ợ nóng, hệ tiêu hóa khó chịu, men răng yếu thì không nên dùng nước chanh tươi. Vì có thể khiến tình trạng bệnh trở nên xấu hơn.

21. Mãng cầu ta (quả na)

Bà bầu ăn na đúng cách có thể giúp hệ tim mạch ổn định hơn, giảm nguy cơ sinh non, giúp thư giãn tinh thần, và rất tốt cho sự phát triển các mô ở thai nhi

Khi ăn na mẹ hãy chú ý không cắn vỡ hạt na. Vì trong hạt có chứa nhiều độc tố có thể gây ảnh hưởng xấu đến mẹ và bé. Mẹ cũng không nên ăn na quá chín. Bởi có những quả chín thể hình thành những kẽ nứt, chảy nước rất dễ bị nhiễm khuẩn.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây