Theo một số quan niệm dân gian cho rằng bà bầu ăn ốc sinh con sẽ bị chảy nhiều dãi, chậm nói … Đây là quan niệm không chính xác vì vẫn chưa có một chứng minh khoa học nào nói nên điều đó. Ốc là thực phẩm rất hữu ích mà bà bầu không nên bỏ qua.
Bà bầu ăn ốc được không, có nên ăn không?
Bà bầu được ăn ốc. Theo Đông y, thịt ốc vị ngọt, tính hàn. Có tác dụng chữa một số các bệnh như bệnh gan, vàng da, thủy đậu, nhiễm trùng, trĩ…
Bà bầu ăn ốc giúp hồi phục sức khỏe nhanh chóng, giúp khí huyết lưu thông tốt. Ốc là nguồn cung cấp dinh dưỡng rất tốt cho bà bầu. Đặc biệt là canxi giúp mẹ có xương chắc khỏe, giúp thai nhi phát triển hệ xương tốt nhất.
Nguồn dinh dưỡng từ ốc
Trong quá trình mang thai, phụ nữ cần ăn uống đa dạng nhiều loại thực phẩm khác nhau để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể, trong đó có món ốc.
Trong thành phần của ốc có chứa:
Magie
Trung bình trong 85g ốc sẽ có chứa khoảng 212mg magie cung cấp tới 68% lượng magie khuyến nghị hàng ngày cho phụ nữ.
Công dụng của magie là hỗ trợ chuyển hóa năng lượng, giúp xương và răng chắc khỏe. Đồng thời điều hòa các dưỡng chất khác như canxi, kali, kẽm và vitamin D.
Selen
Khi ăn ốc, mẹ bầu đã bổ sung selen cho cơ thể giúp hỗ trợ chức năng hệ thống nội tiết và miễn dịch, làm giảm nguy cơ ung thư, bệnh tim, viêm khớp dạng thấp và nhiễm trùng tái phát.
Vitamin E
Với vai trò chuyển hóa vitamin K, tổng hợp hồng cầu và bảo vệ tế bào trước tác hại của gốc tự do, vitamin E đã trở thành loại vitamin vô cùng quan trọng đối với cơ thể.
Phụ nữ mang thai bổ sung vitamin E còn ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ.
Phốt pho
Có 231mg phốt pho trong khẩu phần 85g ốc tương đương 33% lượng phốt pho được khuyến nghị hàng ngày cho người lớn. Công dụng của phốt pho là hỗ trợ chuyển hóa năng lượng, duy trì mật độ xương và điều hòa các chất dinh dưỡng.
Nên cân bằng lượng phốt pho và canxi để tránh mắc bệnh loãng xương bằng cách ăn nhiều thực phẩm giàu canxi.
Mẹ bầu nên ăn ốc vào thời điểm nào?
Để đảm bảo an toàn, sau 3 tháng đầu thai kỳ, lúc này mẹ bầu mới được phép ăn ốc.
3 tháng đầu tiên, phụ nữ mang thai trong giai đoạn ốm nghén rất dễ nhạy cảm với mùi tanh của ốc. Có thể khiến tình trạng nôn ói, đầy bụng càng nặng hơn.
Mẹ bầu có thể bổ sung chất dinh dưỡng bằng các nhóm thực phẩm khác như các loại hạt, thịt nạc, trứng, súp lơ xanh….
Cách ăn ốc an toàn cho mẹ bầu
Nếu mua ốc về để tự chế biến cho an toàn thì mẹ bầu nên lưu ý:
Không ngâm ốc quá lâu
Nhiều người có quan niệm rằng muốn ốc nhả hết chất bẩn bên trong nên ngâm ốc vài ngày mới ăn. Thế nhưng việc ngâm lâu sẽ khiến ốc chết và gầy đi, làm món ăn có mùi, mất sự ngon miệng.
Muốn ốc nhả hết chất bẩn, khi ngâm mẹ bầu nên ngâm bằng nước vo gạo, nước giấm hoặc thêm ớt vào nước ngâm.
Rửa sạch, luộc kỹ
Ốc là một món ăn bổ dưỡng. Tuy nhiên, khi chế biến thực phẩm này, cần rửa thật sạch và luộc kỹ. Vì ốc sống dưới các hồ, ao nên có nhiều loại sán sống ký sinh bên trong nó. Bà bầu cần ăn ốc khi đã nấu chín kỹ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ăn ốc một lượng vừa đủ
Mẹ bầu chỉ nên ăn ốc một lượng vừa đủ từ 1 – 2 bữa một tuần. Vì ăn nhiều dễ gây đầy bụng, khó tiêu, đôi khi là còn gây lạnh bụng dễ tiêu chảy.
Những mẹ bầu bị đau dạ dày bị đau, rối loạn tiêu hoá kéo dài, có vết loét trên da thịt chưa lành… nên kiêng hoặc hạn chế ăn ốc.
Việc sử dụng những món ăn từ ốc không chỉ giúp hồi phục sức khỏe, tăng cường quá trình tuần hoàn máu mà còn cung cấp một lượng lớn dưỡng chất cho cơ thể, mang lại nhiều lợi ích cho các thai phụ. Chính vì vậy, trong chế độ ăn uống hàng ngày, nên đưa ốc vào thực đơn để cải thiện bữa ăn, tăng thêm chất dinh dưỡng cho mẹ bầu.