Thứ Hai, Tháng Tư 15, 2024
Trang chủCẩm nang mang thaiBÀ BẦU ĂN CÁ CHÉP CÓ TỐT KHÔNG? VÀ...

BÀ BẦU ĂN CÁ CHÉP CÓ TỐT KHÔNG? VÀ NÊN ĂN NHƯ THẾ NÀO?

Khi nhắc đến những món ăn bổ dưỡng cho bà bầu, cháo hay canh cá chép luôn là cái tên không thể thiếu. Vậy thực tế cá chép có phải thực phẩm tốt cho bà bầu không? Và nên ăn vào thời điểm nào để hấp thụ tối đa dưỡng chất?

Các chất dinh dưỡng có trong cá chép

Các chuyên gia dinh dưỡng đã khám phá ra rằng trong cá chép có các chất dinh dưỡng tương đương với các loại thực phẩm khác. Cứ 100g cá chép có gần 162 Calories, 1g chất béo bão hòa, 84mg Cholesterol, 23g Protein; và rất nhiều khoáng chất như Vitamin A, C, sắt, Canxi.

Trong khi đó 2 loại cá khác khá phổ biến như cá hồi và cá lóc được kiểm tra thì lượng Protein, Calories và một số chất dinh dưỡng khác ngang bằng với cá chép. Riêng Cholesterol lại thấp hơn cá chép một chút. Như vậy qua thống kê, thì lượng dinh dưỡng có trong cá chép cũng ngang bằng với một số loại cá khác.

Như vậy, nếu nói cá chép “là thuốc an thai thần kỳ” cho bà bầu thì có hơi khoa trương một chút. Tuy nhiên, do giá thành khá đắt nên mẹ bầu nào không có điều kiện ăn thì có thể dưỡng thai bằng các loại thực phẩm khác cũng rất tốt.

Còn nếu có thể ăn được cá chép thì vẫn rất tốt cho thai nhi. Nhưng phải ăn đúng thời điểm và liều lượng thì mới phát huy hết được tác dụng của loài cá này.

Nên ăn cá chép vào tháng nào trong thai kỳ?

Đối với cá chép thì tốt nhất là các mẹ nên ăn vào giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên là tốt nhất. Tức trong 3 tháng mang thai đầu tiên của giai đoạn thai kỳ. Vì đây là thời điểm mà mọi tế bào thai nhi đang trong giai đoạn hình thành bởi vậy sẽ dễ dàng hấp thụ chất bổ hơn. Mẹ có thể chế biến cá chép thành món canh hoặc cháo cho dễ ăn.

Mặc dù cá chép khá tốt, nhưng các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng chỉ nên ăn từ 2 – 3 lần/tuần. Không nên quá lạm dụng cá chép để thay thế các thực phẩm khác. Vì nếu như thế có khả năng mẹ bầu sẽ mất cân bằng dinh dưỡng.

Ngoài ra, từ các thực phẩm như trứng, bánh mì, thịt, sữa cũng rất tốt, việc kết hợp các thực phẩm lại với nhau để đảm bảo cơ thể mẹ và bé được cân bằng dinh dưỡng.

Ngoài ra mẹ cần lưu ý: 

– Không ăn cá khi đói: Ăn cá khi đói có thể làm tăng lượng purine chuyển hóa thành axit uric có thể gây ra các tổn thương ở mô – nguyên nhân gây ra bệnh gout. Vì vậy, để tránh nguy cơ mắc bệnh gout, thai phụ không nên ăn cá lúc đang đói.

– Không ăn cá khi bị ho: Người ho lâu ngày và phải dùng thuốc điều trị không nên ăn cá. Đặc biệt để tránh bị dị ứng.

– Không ăn cá sống: Cá sống thường chứa các ký sinh trùng, giun sán. Nếu ăn sống, các ký sinh trùng này sẽ xâm nhập vào cơ thể, gây bất lợi cho gan, làm cho gan bị nhiễm ký sinh trùng, trường hợp nghiêm trọng thậm chí dẫn đến ung thư gan. Do vậy, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ không được ăn cá sống, tái, chưa chín kỹ.

– Không ăn mật cá: Ăn mật cá rất dễ gây ngộ độc và thậm chí nguy hiểm cho tính mạng. Đặc biệt là mật cá trắm, cá chép. Trong mật cá thường có chất tetrodotoxin. Chất này được coi là có tác hại lên hệ thần kinh gây mệt mỏi, suy hô hấp, rối loạn hành vi. Do đó khi làm thực phẩm cần rửa thật sạch, nấu nướng kỹ, tốt nhất nên bỏ mật, lòng cá.

- Advertisement -