CHO TRẺ ĂN DẶM ĐÚNG CÁCH, ĐÚNG THỜI ĐIỂM

Việc chăm sóc trẻ tưởng chừng như đơn giản nhưng quả thật nó không hề đơn giản chút nào. Nhất là vào thời kỳ trẻ bắt đầu ăn dặm. Đây là giai đoạn rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Do đó bạn hãy luôn đảm bảo bổ sung cho bé đủ bốn nhóm chất dinh dưỡng cần thiết : tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ và vitamin. Một chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu sẽ giúp cho sự hình thành não bộ cũng như phát triển thể chất của trẻ.

Khi mới ăn dặm trẻ chuyển gia quá trình tiêu thụ thức ăn từ thể lỏng sang làm quen với thức ăn thể đặc rắn. Chính vì vậy bạn luôn gặp nhiều khó khăn, nhưng bạn đừng nản trí hãy kiên nhẫn vì bé yêu sẽ sớm làm quen với giai đoạn này. Trong hành trình ăn dặm của bé mẹ nên lưu ý các nguyên tắc sau:

1. Thời điểm cho trẻ ăn dặm.

Thời buổi công nghệ chỉ cần lên mạng đánh ” ăn dặm” là cả một dãy bài cho bạn tham khảo, hay có đủ loại sách dạy bạn nên cho con ăn dặm lúc nào. Nhưng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo bạn chỉ nên bắt đầu cho bé ăn dặm từ khi được tròn 6 tháng tuổi, vì lúc này hệ tiêu hóa của bé lúc này mới phát triển tương đối hoàn chỉnh để có thể hấp thu những thực phẩm đặc và phức tạp hơn sữa mẹ .

Nhưng có một số trường hợp trẻ sẽ sẵn sàng ăn dặm sớm hơn, khoảng 4-5 tháng tuổi( tuy nhiên không nên cho bé ăn trước 17 tuần tuổi ). Bạn có thể tham khảo thêm dấu hiệu sau đây để biết chính xác thời điểm con sẵn sàng cho một bước chuyển mới.

  • Bé có thể kiểm soát tốt đầu và cổ.
  • Tăng cân đều đặn
  • Bé có dấu hiện dùng tay cầm nắm chặt và đưa đồ vật xung quanh vào miệng
  • Có vẻ háo hức, thòm thèm khi nhìn gia đình ăn
  • Bé luôn cảm thấy đòi, dù vẫn bú đủ, hoặc bú hơn lượng sữa mỗi ngày
  • Miệng, lưỡi của bé phát triển. Bé có khả năng dùng lưỡi đẩy thức ăn vào trong, và nuốt đúng cách không từ chốt thức ăn từ ba mẹ.

2. Cách cho trẻ ăn dặm

Khi mới bắt đầu chế độ ăn dặm bạn nên cho trẻ ăn từ loãng tới đặc, từ ít đến nhiều. Nên cho bé thử từ các món có vị ngọt trước. Đặc biệt bạn vẫn phải duy trì cho trẻ bú hàng ngày ít nhất là 3-4 lần.

Khi cho trẻ ăn dặm bạn cần đảm bảo đầy đủ 4 nhóm thực phẩm để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng giúp trẻ phát triển toàn diện. Và bạn nên cho trẻ bắt đầu các món mới vào buổi sáng vì nếu bé có phản ứng với thức ăn thì tới chiều các vấn đề rối loạn tiêu hóa cũng chấm rứt tránh nguy phải thức trắng đêm vì trẻ khó chịu.

Ngày đầu ăn dặm là việc bạn cho bé làm quen với đồ ăn. Bé có thể bắt đầu ăn bằng lưỡi vì quen với cảm giác uống sữa. Tuy nhiên sau đó bé sẽ dần dần tìm ra cách để giữ đồ ăn trong miệng và nuốt chúng.

3.Tuyệt đối không ép ăn

Trong quá trình cho trẻ ăn dặm, nếu bé háo hức há miệng và vui vẻ tiếp nhận đồ ăn thì bạn có thể yên tâm là bé đã sẵn sàng. Trái lại, nếu bé nhăn nhó, bặm miệng, ngoảnh mặt đi hoặc phì thức ăn ra thì bé chưa sẵn sàng và bạn không nên ép con. Nếu lần đầu chưa thành công, bạn hãy kiên trì thử lại.

Với những trường hợp bé nhất định không chịu ăn bằng thìa, mẹ có thể thử dùng ngón tay bón thức ăn cho bé. Ngón tay mẹ mềm mại và ấm áp có thể được bé tiếp nhận dễ dàng hơn. Chú ý rửa sạch tay trước khi cho bé ăn. Dùng ngón tay lấy một chút bột, yêu cầu bé há to miệng và đặt đầu ngón tay của bạn lên môi của bé. Lần tiếp theo cho đầu lưỡi của trẻ. Nếu bé nuốt hay ít nhất là không phì thức ăn ra thì mẹ hãy tiếp tục đưa thức ăn vào giữa lưỡi của bé.

Xét về cấu trúc giải phẫu, vị ngọt thường cảm nhận được ngay đầu lưỡi, vị mặn nằm ở hai bên lưỡi, vị đắng cảm nhận ở phía cuống lưỡi, còn ở phần giữa lưỡi, vị giác thường trung tính hơn. Vì vậy, khi cho bé tập ăn thực phẩm mới, bạn nên đưa món ngọt vào đầu lưỡi của trẻ. Với các món ít ngọt hơn (rau chẳng hạn) bạn nên đưa vào phần giữa lưỡi để làm tăng cơ hội bé nuốt vào chứ không nhè đồ ăn ra tạo thói quen xấu cho trẻ.

Chú ý:

  • Mẹ luôn luôn cần ở cạnh với bé khi bé ăn dặm để phòng trường hợp bé bị nghẹt thở, bị hóc…
  • Hãy để em bé chạm và giữ thức ăn như ý muốn. Cho phép bé tự ăn bằng ngón tay khi thấy bé quan tâm đến đồ ăn.
  • Nếu mẹ cho bé ăn bằng thìa hãy đợi bé mở miệng trước khi cho ăn.
  • Thức ăn nóng cần thử trước như dùng dụng cụ như thìa báo nóng.. để biết nhiệt độ thích hợp của đồ ăn trước khi đưa vào miệng con.
  • Không thêm muối đường vào đồ ăn của bé.
  • Trong khi bé ăn dặm, cần tiếp tục cho con bú sữa mẹ hoặc sữa công thức như bình thường. Đó vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng trong suốt quá trình ăn dặm. Hãy nhớ rằng bé không nên uống sữa bò đến khi được một tuổi.
  • Không nên trộn thức ăn đặc vào bình sữa vì cách này có thể khiến bé bị sặc hoặc ăn nhiều hơn cần thiết, dẫn tới tăng cân quá mức.
  • Cần cho bé làm quen với một bữa ăn chuẩn mực: ngồi thẳng, ăn từ thìa, nghỉ giữa các lần đút và ngừng khi no.

Những kinh nghiệm này sẽ giúp bé hình thành thói quen ăn uống lành mạnh suốt cuộc đời

3 BÌNH LUẬN

  1. […] Ăn dặm là thời kỳ chuyển từ chế độ ăn hoàn toàn bằng sữa mẹ sang chế độ có thức ăn đặc như bột, cháo, cơm, rau củ… Thời điểm tốt nhất cho trẻ ăn dặm thường rơi vào khoảng 5 – 6 tháng tuổi. Trong độ tuổi này bé sẽ có đủ khả năng về hoạt động miệng lưỡi để có thể nuốt được thức ăn đặc. […]

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây