4 CẤP ĐỘ CỦA BỆNH TAY CHÂN MIỆNG

Biểu hiện chính của bệnh tay chân miệng trẻ em là tổn thương da, niêm mạc ở các vị trí: niêm mạc miệng, trong lòng bàn tay, lòng bàn chân… có thể gây ra biến chứng nguy hiểm và tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

1. Phân loại tay chân miệng ở trẻ em theo mức độ nặng của bệnh

Độ 1Bệnh tay chân miệng trẻ em chỉ gây loét miệng và/hoặc tổn thương da.

Bệnh tay chân miệng thể nhẹ.

Độ 2Bệnh tay chân miệng bắt đầu có biến chứng trên thần kinh và biến chứng tim mạch nhẹ. Độ 2 được phân chia thành 2 phân độ nhỏ:

Độ 2a – Trẻ có 1 trong các dấu hiệu sau: giật mình dưới 2 lần/30 phút và không ghi nhận lúc khám bệnh, sốt trên 2 ngày hoặc sốt trên 39 độ C kèm theo nôn, lừ đừ, khó ngủ, quấy khóc vô cớ.

Độ 2b: Trẻ có dấu hiệu được phân ra nhóm 1 hoặc nhóm 2:

  • Nhóm 1: trẻ giật mình ghi nhận lúc khám hoặc bệnh sử có giật mình ≥ 2 lần/30 phút hoặc bệnh sử có giật mình (ít < 2 lần/30 phút) kèm theo 1 dấu hiệu sau:
    • Ngủ gà
    • Nhịp tim nhanh > 150 lần/phút (tính khi trẻ nằm yên, không sốt)
    • Trẻ sốt cao ≥ 39 độ C không đáp ứng với thuốc hạ sốt
  • Nhóm 2: trẻ có một trong các biểu hiện sau:
    • Triệu chứng thất điều: run chi, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng.
    • Có rung giật nhãn cầu, lác mắt.
    • Yếu chi (tay, chân) hoặc liệt chi.
    • Liệt thần kinh sọ: biểu hiện nuốt sặc, thay đổi giọng nói…

Độ 3Bệnh tay chân miệng trẻ em có biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp nặng

  • Mạch nhanh: > 170 lần/phút (khi khi trẻ nằm yên, không sốt). Một số trường hợp bệnh tay chân miệng trẻ có thể mạch chậm (đây là dấu hiệu rất nặng).
  • Vã mồ hôi, lạnh toàn thân hoặc khu trú.
  • Huyết áp tăng.
  • Nhịp thở nhanh, thở bất thường: có cơn ngưng thở, trẻ thở bụng, thở nông, xuất hiện rút lõm ngực, khò khè, thở rít thanh quản.
  • Rối loạn tri giác (Glasgow < 10 điểm).
  • Tăng trương lực cơ.

Độ 4: bệnh tay chân miệng xuất hiện triệu chứng sốc

  • Trẻ có biểu hiện sốc (mạch = 0, huyết áp = 0…)
  • Phù phổi cấp, tím tái, SpO2 < 92%.
  • Ngưng thở, thở nấc.
Bệnh tay chân miệng

2. Điều trị bệnh tay chân miệng

Độ 1 là bệnh tay chân miệng thể nhẹ, có thể điều trị ngoại trú và theo dõi tại y tế cơ sở.

  • Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ theo tuổi, nếu trẻ còn bú cần tiếp tục cho bú sữa mẹ.
  • Hạ sốt bằng Paracetamol 10 mg/kg/lần (uống) mỗi 6 giờ.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
  • Cho trẻ nghỉ ngơi hoàn toàn, tránh kích thích.
  • Bôi acyl clovir hoặc subac ở vết ngoài miệng , trong miệng bôi kamistad gel.
  • Uống tăng cường đề kháng : cellin, thimomudin, betaglukan.
  • Uống kháng histamin nếu bé ngứa
  • Ăn nhiều bữa lên. Ăn loãng.

Bên cạnh đó, trẻ cũng cần khám ngay khi có dấu hiệu (độ 2a trở lên) như:

  • Sốt cao ≥ 39 độ C.
  • Thở nhanh, khó thở.
  • Giật mình khi ngủ, lừ đừ, run tay chân, quấy khóc, bứt rứt, khó ngủ, nôn.
  • Co giật, hôn mê.
  • Đi loạng choạng.
  • Da nổi vân tím, vã mồ hôi, tay chân lạnh.

Tùy thuộc vào cấp độ chân tay miệng mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị khác nhau. Vì thế, trong quá trình chăm sóc, các bậc cha mẹ cần chú ý đến các dấu hiệu bất thường của trẻ để đứa trẻ đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị.

3. Phòng ngừa bệnh hiệu quả

Hiện nay, Việt Nam cũng như thế giới chưa có vắc xin phòng ngừa bệnh chân tay miệng hiệu quả. Bệnh lây lan qua các con đường như tiếp xúc dịch tiết mũi họng, dịch của các nốt bọng nước của người bệnh, phân, do đó, cách phòng bệnh tốt nhất là thực hiện vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tiến hành chăm sóc y tế kịp thời cho trẻ bị bệnh.

Các biện pháp phòng ngừa tiêu biểu:

  • Rửa tay bằng xà phòng trước khi chuẩn bị thức ăn và ăn uống; trước khi cho trẻ nhỏ ăn và sau khi thay tã, quần áo cho trẻ mắc bệnh.
  • Ăn chín, uống sôi
  • Vệ sinh sạch sẽ các vật dụng bẩn với xà phòng và nước
  • Tránh tiếp xúc gần với người bị bệnh
  • Nếu trẻ đang bị bệnh, cần cho trẻ ở nhà, không đi lớp, đến những nơi đông người cho tới khi trẻ khỏe hẳn.
  • Che miệng, mũi khi ho và hắt hơi
  • Xử lý tã lót, khăn giấy đã dùng vào thùng rác, thải bỏ đúng cách
  • Nếu trẻ sốt cao li bì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế.
  • Lau dọn nhà cửa sạch sẽ.

Nếu không được điều trị kịp thời, trẻ có thể bị các biến chứng nặng nề về thần kinh, tim mạch. Do đó, hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị nếu trẻ có các dấu hiệu kể trên.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây